VOV1 - Trong tháng 1 vừa qua, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,6% so với tháng trước. Bên cạnh đó, cả nước có gần 22,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 2,6 lần so với tháng 12/2024.
VOV1 - Vượt qua những biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và trong nước, tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra…
Chính phủ sẽ thực hiện 8 giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 - Dự báo xu hướng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2025 - Vắng bóng người mua, chợ truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh chật vật khi Tết Nguyên đán đến gần.
GDP tăng 7,09% năm 2024 - Tạo đà bứt phá cho năm 2025.- Xuất khẩu dệt may 2025: Thích ứng xu thế mới.- Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng tháng Tết.
Nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025.- Bộ Tài chính tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi.- Thị trường chứng khoán giao dịch kém tích cực, VN-Index mất tới hơn 15 điểm chỉ trong một phiên giao dịch.
Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu 1.000 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2025 và những vấn đề đặt ra.- Loạt bài: Chính sách tài khóa mở rộng – “bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế, bài 2 với nhan đề: Linh hoạt trong ngắn hạn, kỷ luật trong dài hạn.
Năm 2024 sắp đi qua với những cơ hội và thách thức đan xen. Mặc dù chịu tác động cả trực tiếp và gián tiếp trước những bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn (với tỷ lệ thương mại trên GDP đạt gần 200%) đã đạt những kết quả rất đáng tự hào - với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 7%. Đóng góp vào thành công chung đó phải kể đến sản xuất công nghiệp - đã thể hiện rõ vai trò động lực dẫn dắt cho tăng trưởng - với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2020 đến nay. Mời quý vị cùng PV Nguyên Long điểm lại những “Bứt phá công nghiệp 2024 - Tiếp tục động lực dẫn dắt tăng trưởng cao 2025”:
Bứt phá công nghiệp năm 2024, động lực dẫn dắt tăng trưởng cao cho năm 2025.- Loạt bài: Chính sách tài khóa mở rộng – “bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế, bài 1 với nhan đề: Điều hành “tài tình”, “mở khóa” tăng trưởng.
Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành - kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển đất nước.- Kinh tế Việt Nam: Dấu hiệu phục hồi và cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Đang phát
Live