Ngân hàng thế giới dự kiến GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ tăng 4,8%.- Vốn vào ngân hàng chậm lại.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới
Lãi suất tiết kiệm giảm, lượng tiền gửi vào ngân hàng thấp kỷ lục.- Sở Giao dịch CK TP.HCM có 3 doanh nghiệp vốn hóa hơn 10 tỷ đôla Mỹ- Vốn hóa toàn thị trường đạt gần 80% GDP.
- Triển vọng kinh tế của khu vực Đông Nam Á bấp bênh do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 - Đại dịch Covid 19 làm đảo ngược thành quả kinh tế của Philippines
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2021-2025 từ 6,5-7% - Cần đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp - Ứng dụng công nghệ mới – Hướng đến sản xuất vật liệu xây dựng bền vững.
Quốc hội đặt mục tiêu: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 2021 – 2025 đạt khoảng 6,5 - 7%.- Ngân hàng nhà nước yêu cầu các đơn vị trong hệ thống và các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.- Thủ tướng Hy Lạp xin lỗi người dân vì xử lý chậm trễ thảm họa cháy rừng.- Thống Đốc bang New York của Mỹ - Andrew Cuomo - tuyên bố từ chức sau những cáo buộc quấy rối tình dục.
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:
- Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, tối 23/4 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden và nhiều nguyên thủ các nước sẽ có bài phát biểu tại Phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu".- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Indonesia. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2023 có thể đạt 6,76% một năm.- Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng thứ hai với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu dân cư và cháy rừng ở các tỉnh Trung bộ.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến công khai về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine.- Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, sẵn sàng đón chào Tổng thống Ukraine đến Moscow để tham gia các cuộc đối thoại hòa bình tại khu vực Donbass, nhằm chấm dứt xung đột.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa quý I năm 2021 tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 22% và nhập khẩu hàng hóa tăng 26,3%; Cán cân thương mại có xuất siêu, ước đạt hơn 2 tỷ USD. Những con số tăng trưởng mạnh ở cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất và thương mại hàng hóa của Việt Nam - bất chấp những tác động không nhỏ bởi dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào từng lĩnh vực ngành hàng cũng như thị trường xuất khẩu cũng cho thấy có khá nhiều yếu tố bất định, cần có những giải pháp để hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng bền vững hơn.
- Thảo luận báo cáo công tác của Chủ tịch nước và Chính phủ, các đại biểu bày tỏ ấn tượng với những kết quả Chính phủ đạt được trong nhiệm kỳ 14. Đặc biệt nhấn mạnh thành công trong chống dịch Covid-19.- GDP quý 1 tăng 4,48%. Mức tăng trưởng ấn tượng này bất chấp diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp trong 3 tháng đầu năm.- Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo nhận định Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước khi bùng phát đại dịch Covid-19.- Từ 0 giờ ngày 1/4 này, toàn tỉnh Hải Dương kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới.- Nhật Bản và Indonesia gửi thông điệp mạnh mẽ phản đối về hành động của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng trên các vùng biển khu vực.- Siêu tàu Ever Given bước sang ngày thứ 7 mắc kẹt trên kênh đào Xuy-ê, Ai Cập đưa ra phương án giải cứu mới, trong đó mở rộng và nạo vét bờ kênh tới độ sâu 18 mét gần mũi tàu. Ước tính hơn 17.000 m3 khối cát quanh mũi tàu được loại bỏ để tàu có thể nổi.
Đang phát
Live