Rạng sáng nay (7/4) quân đội Israel đã tiến hành không kích Dải Gaza, đồng thời cho biết đang “tấn công ở Lebanon” – hành động được cho là đáp trả sau khi Israel phải hứng chịu vụ tấn công rốc két từ Lebanon hôm 6/4. Động thái “ăn miếng trả miếng” giữa các bên trong những ngày gần đây khiến căng thẳng tại Trung Đông gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm vốn dĩ được dự đoán là “yên bình” khi Israel và Palestine cùng nhất trí thiết lập một cơ chế kiềm chế và giảm bạo lực trong tháng lễ Ramadan.
Nga và Mỹ đang tranh cãi gay gắt vụ máy bay không người lái (UAV) của Mỹ bị rơi trên Biển Đen. Mỹ cáo buộc tiêm kích Nga đã va chạm với chiếc UAV một cách “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” trong khi Nga phủ nhận điều này và khẳng định máy bay của Mỹ mất kiểm soát nên bị rơi. Không ai biết điều gì đã thật sự xảy ra! Chỉ biết rằng vụ việc đang khiến mối quan hệ Nga – Mỹ leo thang lên mức căng thẳng mới. Đây là sự cố trên không đầu tiên giữa Nga và một thành viên NATO kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra hơn một năm trước, Điều này phản ánh thực tế rằng, những hệ lụy từ cuộc xung đột và nguy cơ tính toán sai lầm dẫn đến leo thang căng thẳng giữa các bên là rất lớn, nhất là khi Nga và NATO đang triển khai nhiều thiết bị quân sự quanh Ukraine.
Mỗi quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ đứng trước nguy cơ căng thẳng mới sau vụ một máy bay không người lái của Mỹ rơi xuống Biển Đen vào hôm qua. Hiện Mỹ và Nga đang đưa ra các lý giải trái chiều về nguyên nhân vụ việc.
Cộng đồng quốc tế liên tục phải lên tiếng quan ngại sâu sắc trước tình hình an ninh ngày một xấu đi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine tại Bờ Tây, đặc biệt là bạo lực bùng phát ở thị trấn Huwara gần đây. Các vụ đụng độ giữa Israel và Palestine thường xuyên xảy ra, cùng với các chính sách “thù địch” mà chính quyền Israel áp đặt chống người Palestine cản trở các nỗ lực quốc tế nhằm khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông bị bế tắc kéo dài.
Mỹ và Hàn Quốc hôm nay (3/3) thông báo, trong vòng 10 ngày tới, hai bên sẽ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Động thái trên của Mỹ và Hàn Quốc dự báo sẽ làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Bởi từ trước đến nay, các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích, đồng minh chiến lược quan trọng của phương Tây là một sự thật hiển nhiên lâu nay không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác, mỗi bên cũng có những tính toán chiến lược riêng - đẩy mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới nhất, Ankara đã triệu hàng loạt Đại sứ các nước phương Tây và cảnh báo về việc đóng cửa lãnh sự quán do lo ngại an ninh; đồng thời cáo buộc các nỗ lực can thiệp bên ngoài vào các cuộc bầu cử quan trọng chuẩn bị diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ nhiều trắc trở giữa phương Tây và một đồng minh khó lường như Thổ Nhĩ Kỳ?
Hôm qua (6/2 – theo giờ Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục họp bàn về tình hình Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột sắp tròn một năm. Cuộc họp vẫn cho thấy sự chia rẽ, bất đồng sâu sắc trong Hội đồng Bảo an trong vấn đề Ukraine. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo cơ hội đạt được giải pháp hòa bình “ngày một mờ nhạt” và nguy cơ xung đột sẽ lan rộng.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây tiếp tục leo thang sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (5/2) ra tối hậu thư cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả về việc 9 quốc gia phương Tây phát đi cảnh báo an ninh và tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Trong chiều nay (29/1) ngày mùng 8 Tết, người dân các địa phương tiếp tục đổ về TP.HCM để làm việc học tập sau thời gian nghỉ Tết. Theo ghi nhận, tình hình giao thông ổn định, các cửa ngõ, sân bay, nhà ga, bến xe thông thoáng. Phản ánh của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TP.HCM:
Đang phát
Live