
Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực châu Âu nhưng biên giới giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Trong khi Belarus và Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc. Liệu có sự nhượng bộ nào giữ hai bên?
Với khẩu hiệu "Không đàm phán, không hợp tác, không hợp pháp", Ủy ban kháng chiến nhân dân ở thủ đô Khartoum kêu gọi người dân tiếp tục phản đối việc quân đội Sudan lật đổ chính phủ chuyển tiếp, yêu cầu quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Vitoria Nuland tuần này đã vượt qua rào cản trừng phạt để thực hiện chuyến công du tới Nga nhằm xoa dịu những bất đồng trong vấn đề thị thực ngoại giao và sứ quán giữa hai nước. Chuyến thăm của bà Nuland được xem là sự “xuống nước” của Mỹ đối với Nga, sau khi các biện pháp “ăn miếng trả miếng” trong ngoại giao đã khiến cho quan hệ hai nước ở mức rất xấu. Việc Mỹ và Nga gia tăng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, đặc biệt là trong vấn đề ngoại giao được cho là đang làm “khó người, khó cả ta” trong việc cân bằng trong các mối quan hệ quốc tế và cạnh tranh chiến lược của cả hai cường quốc hàng đầu thế giới này.
Một cuộc khảo sát do Cục sức khoẻ Tâm thần thực hiện cho thấy, một phần ba sinh viên ở Thái Lan cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn sau khi dịch Covid-19 hoành hành khiến các trường học phải đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh “ Chấm dứt đại dịch Covid 19 và xây dựng lại tốt hơn”.- Căng thẳng ngoại giao Pháp Mỹ được hạ nhiệt sau điện đàm của nguyên thủ 2 quốc gia này.
Sau những biến động chóng vánh tại Afghanistan với việc lực lượng Taliban trở lại nắm quyền, cộng đồng quốc tế đang hết sức lo ngại về nguy cơ chủ nghĩa khủng bố sẽ trỗi dậy tại quốc gia Nam Á này.
Tổng thống Ashraf Ghani đã rời khỏi Afghanistan, Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước sau khi tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố kết thúc cuộc chiến 20 năm với sự can dự của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, sự kiện mang bước ngoặt lịch sử này đang được thế giới cũng như người “trong cuộc” tại Afghanistan đón nhận một cách “khá trái chiều”; Taliban cũng đã gửi đi thông điệp về một “Afghanistan mới” muốn chung sống hòa bình và không bị cô lập.
Chiến sự Afghanistan đang diễn biến căng thẳng. Taliban đang khép chặt vòng vây thủ đô Kabul, sau khi chiếm được cứ các thành phố lớn thứ 2, thứ 3 của nước này cùng thủ phủ nhiều tỉnh chiến lược. Nhiều lo ngại, cuộc tấn công vào Kabul sẽ sớm diễn ra.
Tình hình tại Afganistan hiện hết sức căng thẳng, lực lượng Taliban đang trên đà thắng, liên tiếp giành quyền kiểm soát nhiều địa điểm chiến lược ở miền Bắc, đặt thủ đô Kabul trong tình trạng báo động an ninh cực kỳ nguy hiểm. Tổng thống Afganistan, Ashraf Ghani đã phải nhanh chóng tập hợp lực lượng đối phó với các tay súng Taliban hiện đã chiếm hơn 1/4 các thủ phủ tỉnh của đất nước trong vòng chưa đầy một tuần.
Đang phát
Live