Từ đầu tháng 6 đến nay, căng thẳng ngoại giao giữa Australia và Nga đang nóng lên sau khi Chính phủ Australia thông báo chấm dứt hợp đồng thuê đất xây dựng trụ sở Đại sứ quán mới của Nga tại Thủ đô Canberra, vì lý do trụ sở này nằm quá gần toà nhà Quốc hội Australia, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh quốc gia.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang diễn ra trên cả nước với nhiều áp lực chẳng khác gì thi đại học. Riêng tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10 diễn ra hôm nay và ngày mai (6 và 7/6). Còn tại Hà Nội, ngày 10 và 11/6 sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi vào lớp 10 luôn được xem là kỳ thi căng thẳng, ám ảnh bậc nhất với học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm nay, tình hình càng căng thẳng hơn khi “cánh cửa” vào lớp 10 thêm phần chật hẹp. Khác với các kỳ thi học sinh giỏi hay kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt mức điểm nhất định. Còn với kỳ thi lớp 10, chỉ tiêu đưa ra chỉ có vậy, số học sinh trượt sẽ từng đó. Em này đỗ thì em kia trượt - cuộc vui này không dành cho tất cả. Theo định hướng phân luồng, các em không đỗ vào trường công lập sẽ phải tìm những lối đi khác như học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng với những gia đình khó khăn không thể theo học trường tư thì việc giành 1 ghế ở lớp 10 công lập được xem là cuộc chiến “mất” hoặc “còn”. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.
Quân đội Sudan hôm qua đã tạm ngừng đàm phán với Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) được tổ chức tại Saudi Arabia, với cáo buộc lực lượng này không tuân thủ cam kết rút quân và liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn. Quốc tế quan ngại nguy cơ xung đột tại Suadan leo thang và cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên trầm trọng hơn.
Tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ kéo dài hơn 1 thập kỷ qua giữa Serbia và Kosovo có nguy cơ đình trệ, khi các cuộc đụng độ liên tiếp xảy ra giữa người bản địa Albani và cộng đồng thiểu số người Serbia tại Kosovo. Căng thẳng leo thang khiến Serbia phải đặt quân đội trong tình trạng báo động toàn diện. Nga, Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) đều lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế. Cần nhắc lại, vùng lãnh thổ Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia từ năm 2008, nhưng Serbia không công nhận và vẫn coi đây là một phần lãnh thổ. Nguồn cơn xung đột là trong số 1,8 triệu dân, có khoảng 120.000 người gốc Serbia sống tại miền Bắc Kosovo không công nhận chính quyền này và mới đây đã tẩy chay các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Liệu những diễn biến phức tạp này sẽ tác động ra sao đến khu vực châu Âu vốn đang phải gồng mình xử lý các tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Mỹ, Liên minh châu Âu và Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng tốc các nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại biên giới giữa Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo. Trong khi đó, chính quyền Kosovo hôm nay cũng không loại trừ khả năng tổ chức bầu cử sớm. Những tranh cãi liên quan tới cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 4 vừa qua đã làm gia tăng lo ngại về nguy cơ một điểm nóng xung đột mới tại châu Âu.
Bán đảo Triều Tiên đang sục sôi sau tuyên bố của Triều Tiên về việc sẽ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào tháng 6, để theo dõi trực tiếp các hoạt động quân sự của Mỹ. Ngay lập tức Mỹ-Nhật-Hàn hối thúc Triều Tiên không tiến hành vụ phóng vệ tinh và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sẽ có một phản ứng "nghiêm khắc" từ cộng đồng quốc tế nếu vụ phóng vệ tinh này được thực hiện.
Ngày 24/5, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) họp khẩn tại trụ sở chính ở thành phố Jeddah của Saudi Arabia, bàn cách ứng phó với các động thái leo thang gần đây của Israel đối với khu đền thờ Hồi giáo Al Aqsa mà phía Israel gọi là Núi Đền. Cuộc họp được triệu tập theo yêu cầu của Palestine và Jordan.
Cả Israel và nhóm vũ trang Thánh chiến Hồi giáo Jihad của Palestine tại dải Gaza đến nay vẫn chưa sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng sau nhiều ngày giao tranh qua biên giới, gây thương vong và thiệt hại lớn. Ai Cập – quốc gia đứng ra trung gian hạ nhiệt căng thẳng cho hai bên thừa nhận, mọi nỗ lực vẫn chưa mang lại kết quả.
Năm 2022, Phân Viện Khoa học An toàn - Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường Miền Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 200 nữ công nhân thuộc lĩnh vực dệt may. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, có 28% người có biểu hiện stress nghề nghiệp mức độ trung bình và 18,5% người có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong số người có biểu hiện trầm cảm thì có tới 8% có ý định gây tổn hại bản thân và 49,5% người lao động thường xuyên cảm thấy buồn chán. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là nguy cơ mất việc làm và thu nhập, vấn đề làm thêm giờ cục bộ, việc chăm sóc gia đình, con cái….Tìm giải pháp giảm căng thẳng tại nơi làm việc đang là một trong những vấn đề trọng tâm được đặt ra trong tháng 5 – Tháng An toàn vệ sinh lao động. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu.
Các nỗ lực ngoại giao đang được đẩy mạnh sau khi căng thẳng leo thang giữa Israel và người Palestine trong bối cảnh khu vực này đang cùng lúc diễn ra các lễ tôn giáo quan trọng của 2 bên. Đáng chú ý là cuộc điện đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với giới chức Israel diễn ra hôm qua (8/4)
Đang phát
Live