
Cả Tổng thống Iran và Thủ tướng Israel hôm qua đều đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào đối phương. Iran cảnh báo về một phản ứng “gay gắt và nặng nề” nếu Israel xâm phạm lãnh thổ. Về phía Israel, bất chấp những lời kêu gọi hạ nhiệt từ quốc tế, nước này tuyên bố sẽ tự quyết định hành động tự vệ của mình. Nguy cơ căng thẳng giữa hai bên leo thang hiện hữu.
Bầu không khí căng thẳng tiếp tục gia tăng tại Trung Đông khi truyền thông phương Tây liên tục loan báo về cuộc tấn công trả đũa cận kề của Iran nhằm vào Israel.
2 tướng cấp cao và 5 cố vấn quân sự Iran thiệt mạng trong vụ không kích nhằm vào Lãnh sự quán nước này tại Syria (Xi-ri) – vụ việc bất ngờ này đang thổi bùng căng thẳng giữa Israel và Iran. Phía Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công này và thề sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả nhằm vào cả Israel và Mỹ. Là hai thế lực kình địch có tiềm lực hùng mạnh nhất ở Trung Đông, căng thẳng giữa Israel và Iran được cho là có thể diễn biến rất phức tạp. Sự phức tạp đó không chỉ liên quan đến mối quan hệ song phương mà còn có sự đan xen với cuộc xung đột đang diễn biến khó lường ở khu vực hiện nay giữa Israel và lực lượng Hamas, đe dọa những nỗ lực hòa giải và cứu trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế ở dải Gaza. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.- Việt Nam quan ngại tình hình căng thẳng tại Biển Đông, yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.- 50% các khu công nghiệp trên cả nước chưa biết đến khái niệm khu công nghiệp phát triển bền vững.- Hà Nội vừa công bố 3 môn thi vào lớp 10 THPT năm 2024 bao gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ.- Vì sao chính quyền và người dân Hậu Giang phòng chống hạn mặn hiệu quả?- Tổng thống Nga Putin khẳng định, Nga sẽ không tấn công NATO và châu Âu.- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra mắt mạng lưới toàn cầu CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm các chủng virus corona mới.
Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở khu vực Biển Đỏ khi lực lượng Hu-thi ở Yemen vừa lên tiếng đe dọa phong tỏa hoàn toàn Eo biển Bab al-Mandab, điểm huyết mạch quan trọng đối với giao thông hàng hải giữa Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Mỹ và Anh cũng vừa tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào loạt mục tiêu của lực lượng Houthi, đánh dấu lần thứ tư liên minh quốc tế tiến hành tấn công phối hợp vào lực lượng này ở Yemen. Những đón đáp trả “ăn miếng trả miếng” của các bên liên quan là những cơn gió mạnh thổi bùng “sóng dữ” trên Biển Đỏ, khiến dư luận lo ngại. Căng thẳng gia tăng trên Biển Đỏ đang đẩy chảo lửa Trung Đông ngày càng tăng nhiệt, khiến khu vực này đứng trước nguy cơ xung đột ngày càng lan rộng, ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực và toàn cầu. Để có cái nhìn rõ hơn về những động thái cứng rắn của các bên liên quan tại BIển Đỏ.
Triều Tiên sáng nay (2/2) tiếp tục phóng nhiều tên lửa hành trình. Đây là vụ phóng tên lửa thứ tư của Triều Tiên chỉ trong một tuần qua và diễn ra chỉ ngay sau khi Mỹ và Hàn Quốc vừa kết thúc tập trận tác chiến đặc biệt. Đây chỉ là diễn biến mới nhất của cả Triều Tiên và Hàn Quốc trong những ngày qua khiến tình hình Bán đảo Triều Tiên rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ.
Tình hình căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang tới mức nguy hiểm, thể hiện qua việc Mỹ điều 6 máy bay tiếp nhiên liệu tới khu vực trong bối cảnh có thể sớm xảy ra một chiến dịch không kích quy mô lớn, được cho là nhằm vào Iran. Diễn biến này diễn ra ngay sau thông tin phía Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu của Australia ở Vịnh Ba Tư và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ quân sự Mỹ gây thương vong lớn mà Mỹ cáo buộc do lực lượng của Iran thực hiện.
Những diễn biến phức tạp trên Biển Đỏ – một trong những tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng nhất thế giới đã tác động tiểu cực tới hoạt động vận tải quốc tế. Hàng loạt chuyến tàu chở hàng đi qua khu vực này đều phải thay đổi hải trình, dẫn tới sự chậm trễ tiến độ giao hàng cũng như cam kết hợp đồng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tình huống này khiến cho các hiệp hội ngành hàng cùng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa lo ngại. Vậy doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan chức năng cần chủ động ứng phó ra sao để hạn chế thấp nhất thiệt hại từ căng thẳng ở Biển Đỏ? PGS, TS Nguyễn Thường Lạng, chuyên gia thương mại quốc tế cùng bàn luận câu chuyện này.
Dự báo lạm phát 2024: Khả năng kiểm soát mục tiêu đề ra.- “Căng thẳng Biển Đỏ” ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá: Doanh nghiệp cần chủ động các phương án đàm phán giao/nhận hàng.- Nguồn cung thấp nhất 10 năm qua, TP.HCM cách xa chỉ tiêu phát triển nhà ở.
Những ngày gần đây, quân đội Mỹ và Anh liêntiếp thực hiện các vụ không kích nhằm vào cơ sở của lực lượng Houthi ở Yemen, nhằm đáp trả việc Huthi tấn công các tàu thuyền hoạt động trên Biển Đỏ. Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas chưa có dấu hiệu dừng lại, các vụ không kích nhằm vào lực lượng Houthi đang làm dấy lên lo ngại xung đột sẽ lan rộng tại khu vực này.
Đang phát
Live