
Trong năm 2024, bán đảo Triều Tiên tiếp tục là một điểm nóng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, với các động thái quân sự leo thang từ cả Triều Tiên và Hàn Quốc, được đánh giá là “nóng” nhất trong 70 năm qua. Vậy bức tranh toàn cảnh của bán đảo Triều Tiên trong năm 2024 có những diễn biến gì nổi bật? Và đâu là những yếu tố then chốt định hình tình hình khu vực trong năm tới?
Trung Quốc mới đây đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại. Đây là một phần trong những nỗ lực của nước này nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu và duy trì lợi thế cạnh tranh quốc tế, nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Với chính sách cứng rắn từng áp dụng trong nhiệm kỳ đầu, từ việc áp thuế cao đến hạn chế công nghệ, kịch bản về một “Thương chiến Mỹ- Trung phiên bản 2.0” là điều có thể xảy ra khi ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng. Trước thách thức đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh các biện pháp chiến lược để ứng phó. Vậy những kịch bản nào đang được Bắc Kinh dự liệu? PV Tuấn Đạt – thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc phân tích vấn đề này.
Xích mích ngoại giao âm ỉ từ lâu giữa Ấn Độ và Canada đã bùng trở lại. Trong khi Canada đã trục xuất sáu nhà ngoại giao Ấn Độ hồi đầu tuần này với cáo buộc những người này có liên quan đến vụ giết một nhà lãnh đạo ly khai người Canada gốc Xích hồi năm ngoái, phía Ấn Độ cũng đã có biện pháp đáp trả khi ra lệnh trục xuất sáu nhà ngoại giao Canada. Trong bối cảnh, phương Tây và Mỹ đang cố gắng thắt chặt hơn quan hệ với Ấn Độ, những rạn nứt lớn trong quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Canada tác động ra sao tới các nỗ lực này của phương Tây?
Căng thẳng trong quan hệ thuong mại Mỹ- Trung Quốc tiếp tục gia tăng liên quan đến lĩnh vực xe điện. Ngay sau khi Mỹ áp thuế 100% đối với mặt hàng này của Trung Quốc, Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt với động thái của Mỹ.
Trong bối cảnh, Iran tiếp tục tuyên bố phải “trừng phạt” Israel để ngăn chặn tình trạng bất ổn ở khu vực thì Mỹ, EU và các quốc gia Ả Rập vẫn đang triển khai các hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, “cả ngày lẫn đêm” nhằm ngăn chặn một cuộc chiến có thể lan rộng tại khu vực.
Viễn cảnh về cuộc khủng hoảng tên lửa như dưới thời Chiến tranh lạnh có thể tái diễn khi Tổng thống Nga V.Putin vừa lên tiếng cảnh báo, nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức, Nga cũng sẽ từ bỏ việc ngừng triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Không dừng lại ở các cuộc tập trận và thử tên lửa, những căng thẳng tại khu vực này tiếp tục bị đẩy lên cao hơn bằng cuộc chiến tâm lý giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, tác động ngay trực tiếp tới bộ phận người dân sinh sống ở hai nước.
Israen vừa tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ và áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu của nước này. Đây được xem là hành động nhằm trả đũa việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đình chỉ tất cả các hoạt động giao thương với Israen từ hôm 2/5, với lý do chiến dịch quân sự của Israel gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng ở Dải Gaza. Có thể thấy rằng, những quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ và Israen đã chứng minh rằng, những căng thẳng chính trị tác động đến quan hệ kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vậy hệ lụy của nó là như thế nào?
Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với các nước phương Tây đang có xu hướng leo thang đáng ngại với loạt động thái, phát ngôn cứng rắn từ hai bên. Trong khi Nga triệu tập Đại sứ Anh và Pháp để phản đối những phát biểu làm gia tăng căng thẳng xung đột tại Ucraina, thì Đức cũng đã triệu hồi Đại sứ nước này ở Nga về nước liên quan đến chiến dịch tấn công gián điệp qua mạng. Mặc dù những phát biểu công kích, trục xuất ngoại giao lẫn nhau hay cấm vận kinh tế khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng diễn tiến theo chiều hướng xấu, nhưng bất chấp điều này, Nga cũng đã nhiều lần khẳng định, luôn muốn đối thoại với các nước phương Tây trên cơ sở bình đẳng. Và trong lễ tuyên thệ nhậm chức hồi giữa tuần này, Tổng thống Nga Putin đã một lần nữa nhắc lại điều này. Vậy, trong nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Putin sẽ có những ưu tiên gì trong chính sách đối ngoại và những cải cách này tác động thế nào tới phương Tây?
Căng thẳng Mỹ - Trung nếu không được giải quyết sẽ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, với mức thiệt hại lên đến 7%. Tuy nhiên nhờ những nền kinh tế “kết nối” trong đó có Việt Nam, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế thế giới đã phần nào được giảm nhẹ. Đây là nhận định được Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hôm qua (8/5).
Đang phát
Live