- Làm gì để không còn tình trạng cán bộ “ngồi nhầm chỗ”?- Vụ nổ châm ngòi căng thẳng chính trị-xã hội ở Li-băng.- Bà lão và những ấm nước vối ấm tình người.- Loạt bài: Sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm? Bài 1: Vi phạm trong lĩnh vực xây dựng: Con voi chui lọt lỗ kim.- Nông sản sạch tìm ra thị trường lớn.- Nam Phi thành lập Uỷ ban chống tham nhũng trong phòng dịch Covid-19.
Mối quan hệ giữa hai láng giềng Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục lún sâu vào căng thẳng, khi Nhật Bản phản ứng mạnh mẽ trước việc Hàn Quốc bán tài sản của doanh nghiệp nước này để bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến. Những mâu thuẫn lịch sử không chỉ khiến quan hệ ngoại giao hai nước xấu đi mà còn lan sang lĩnh vực thương mại và an ninh. Để có những thông tin cụ thể, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Bùi Hùng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản:
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 21/7 bắt đầu chuyến thăm chính thức Anh, trong bối cảnh 2 nước ngày càng có tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, đặc biệt là về Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Chính phủ Anh thông báo đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong (Trung Quốc) và trước đó là quyết định theo chân Mỹ loại Tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei ra khỏi các mạng 5G của nước này. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin.
Giới chức Ấn Độ – Trung Quốc đã xác nhận, các lực lượng tuyến đầu của cả 2 nước đang rút quân ra khỏi khu vực biên giới tranh chấp theo 1 thỏa thuận đã đạt được giữa Tư lệnh quân đội 2 nước. Tình hình tại khu vực biên giới Trung – Ấn những ngày gần đây đã có vẻ lắng dịu hơn, song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát sự đối đầu. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Tiếp sau việc phản đối luật an ninh Hong Kong mới của Trung Quốc, hôm nay, chính phủ Australia ban hành một loạt quyết định liên quan đến Hong Kong để thể hiện sự phản đối đạo luật này cũng như tạo điều kiện để người dân Hong Kong có thể đến Australia làm việc và kéo dài thời gian sinh sống tại nước này. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin:
- Bộ Chính trị ra Chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 15 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.- Tiếp xúc cử tri Thành phố Hải Phòng, báo cáo về kết quả của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị nhân dân Thành phố hoa phượng đỏ phát huy hơn nữa “khí phách Bạch Đằng” để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.- Nhiều Đại hội điểm cấp trên cơ sở ở địa phương tổ chức thành công và bầu trực tiếp được Bí thư tại Đại hội, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, kết tinh từ tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, mở rộng dân chủ.- Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam cũng là thời điểm nước ta đang quy hoạch lại ngành báo chí. Đây được xem là cơ hội để báo chí phát triển đúng hướng, chính quy, bài bản, lành mạnh hơn.- Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên vẫn leo thang khi Triều Tiên chuẩn bị rải truyền đơn quy mô lớn qua biên giới, bất chấp những lời kêu gọi “rút lại kế hoạch” này từ phía Hàn Quốc.- Tranh chấp lãnh thổ trên dãy Himalaya giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, Ai Cập để ngỏ khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào tình hình Libya.- Hôm nay, nhiều nước trên thế giới kỉ niệm Ngày của Cha trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Không ít gia đình chưa thể đoàn tụ, song tình yêu thương và quan tâm của con cái với người cha không vì thế mà giảm đi.
Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần là căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, với các cuộc ẩu đả gây thương vong lớn nhất trong vòng 40 năm qua. Nguồn cơn của những căng thẳng này bắt nguồn từ chuyện tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập niên giữa hai quốc gia. Mặc dù những diễn biến trên thực địa đã có phần hạ nhiệt nhưng dường như mặt trận ngoại giao lại đang tăng nhiệt khi Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với toàn bộ thung lũng Gan-oan – nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.
Căng thẳng Trung - Ấn tại khu vực biên giới, dù đã có điện đàm nhất trí hạ nhiệt căng thẳng, nhưng theo giới quan sát, cuộc xung đột giữa hai bên vẫn chưa thể sớm giải quyết và sẽ còn âm ỉ kéo dài, chỉ chờ nguy cơ bùng phát. Không chỉ khiến quan hệ song phương tuột dốc, cuộc xung đột biên giới Trung - Ấn còn tác động không nhỏ đến an ninh khu vực; đồng thời là tấm gương phản chiếu trục quan hệ phức tạp giữa các nước lớn trong bối cảnh hiện nay. Để có những phân tích và dự báo cụ thể về quan hệ song phương cũng như tình hình an ninh khu vực, khách mời của chương trình là Đại sứ Tôn Sinh Thành - từng là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ thông tin cùng quí vị:
- Ai đã “bật đèn xanh” cho Bến xe Nước Ngầm rào vỉa hè của người đi bộ?.- Căng thẳng Trung - Ấn và tác động đến an ninh khu vực và các trục quan hệ lớn.- Cây tiêu ở Bình Phước chết hàng loạt: Lỗi do ông trời hay lỗi của con người?- Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số.- Nhiều nước chuẩn bị phương án ứng phó làn sóng Covid-19 thứ hai”.
- Những vấn đề đặt ra sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Đắc Nông.- Doanh nghiệp khó vay tiền từ gói 62.000 tỷ đồng: vì đâu?- Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc tổ chức họp khẩn vì căng thẳng liên Triều.
Đang phát
Live