
Chỉ tuyển dụng công chức với người đã đạt kết quả kiểm định: Làm sao để công bằng, hiệu quả, tiết kiệm?- Afghanistan: Nhiều nữ sinh nỗ lực tới các lớp học trực tuyến để có thể theo đuổi “giấc mơ học hành” còn dang dở
Đại diện của 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đã đến Pakistan tham dự hội nghị do Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tổ chức nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay để thảo luận về tình hình Afghanistan kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại nước này hồi tháng 8 vừa qua. Hiện chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền mới ở Afghanistan do Taliban đứng đầu và các nỗ lực ngoại giao đều đang bế tắc trong việc tìm cách đưa các khoản trợ cấp nhân đạo đến nước này mà không trở thành các khoản tài trợ cho chính quyền Taliban. Liên hợp quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo Afghanistan đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới do cùng lúc khủng hoảng cả về thực phẩm, nhiên liệu và tiền mặt. Tại hội nghị này, các bên kỳ vọng sẽ đưa ra được các đề xuất, giải pháp nhằm tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo cho Afghanistan. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN khu vực Nam Á phân tích nội dung này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình giao lưu nghệ thuật "Nghĩa tình quân dân" tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phòng, chống dịch COVID-19.- Bão số 9 sau khi áp sát vùng biển Nam Trung bộ đã đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc rồi Bắc Đông Bắc và suy yếu nhanh.- Nhiều nước tuyên bố viện trợ nhân đạo cho Afghanistan, trong bối cảnh bất ổn chính trị dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt của người Afghanistan.
Với sự tham dự của 57 nước, hội nghị Tổ chức Hợp tác Hồi giáo tại Pakistan là diễn đàn lớn nhất từng được tổ chức để hỗ trợ Afghanistankể từ khi Taliban lên nắm quyền. Các cam kết hỗ trợ Afghanistan tiếp tục được đưa ra, nhưng nút thắt lớn nhất đó là khả năng công nhận quốc tế với chính quyền mới chưa có bất cứ cải thiện nào, để quốc gia này có thể đón nhận được các nguồn lực hỗ trợ của thế giới.
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2021 không thể không nhắc đến là ngày 31/08/2021- những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của Taliban, khép lại một trong những cuộc chiến tranh dài nhất ở nước ngoài trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh một Afghanistan hỗn loạn, với vụ đánh bom “chào tạm biệt” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong những ngày rút quân cuối cùng, đặt câu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Nam Á này cũng như tác động tới cục diện an ninh và chính trị thế giới trong thời gian tới?
Theo một báo cáo mới đây của Liên hợp quốc, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan đã vượt mốc 6.000 tấn trong năm thứ 5 liên tiếp, bất chấp chính quyền Taliban sau khi nắm quyền đã tuyên bố chấm dứt việc trồng loại cây này. Thực tế này đang báo động nguy cơ trỗi dậy của ngành công nghiệp ma túy, khiến Afghanistan tiếp tục là trung tâm buôn bán ma túy, thuốc phiện toàn cầu, cũng là nguồn lực cho các tổ chức khủng bố và thánh chiến trong khu vực.
Vì sao người dân vẫn hiếu kì tụ tập xem bắt cướp, gỡ bom… bất chấp nguy hiểm?- Nữ sinh Afghanistan: Đến trường vẫn chỉ là giấc mơ.
Đã hai tháng kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và lập ra chính quyền mới, Afghanistan vẫn chìm trong bất ổn. Tình hình Afghanistan vẫn đang “rối như canh hẹ” khi các bên liên quan vẫn đang thăm dò các bước đi của nhau. Trong khi đó, năng lực quản trị đất nước của chính phủ lâm thời Taliban lập ra vẫn còn để ngỏ. Tương lai nào cho Afghanistan - tuy là câu hỏi không mới nhưng vẫn luôn được dư luận quốc tế đặt ra?Phóng viên Phan Tùng thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Tây Nam Á phân tích về nội dung này.
Tính đến hôm nay, vụ đánh bom liều chết tại một đền thờ Hồi giao ở thành phố Candaha, miền Nam Afghanistan khiến ít nhất 47 người thiệt mạng và 70 người bị thương. Đây là ngày đẫm máu nhất kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành Afghanistan sau khi lực lượng nước ngoài rút quân. Ngay sau vụ đánh bom, Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan - IS-K đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công. Điều này đang khiến nhiều người lo ngại thời kỳ an ninh bất ổn mới khi nhóm Nhà nước Hồi giáo đang cố mở rộng ảnh hưởng tại Afghanistan.
Khủng hoảng kinh tế, y tế, cùng nạn đói và khủng bố có thể “nhấn chìm” đất nước Afghanistan. Điều này buộc Taliban – lực lượng đang kiểm soát đất nước phải đẩy mạnh các cuộc đối thoại với thế giới, trong đó đáng chú ý là các cuộc gặp đang diễn ra tại Doha, với Mỹ và Liên minh châu Âu. Trong khi, Liên Hợp Quốc hối thúc thế giới hành động, bơm tiền vào nền kinh tế Afghanistan kêu gọi Taliban phải giữ lời hứa.
Đang phát
Live