Chính phủ phê duyệt mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc-xin Pfizer ngừa COVID-19.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng Nhân dịp Tết Trung thu.- Đã có hơn 1 triệu 200 nghìn lao động được xác nhận hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ.- Pháp triệu hồi Đại sứ tại Mỹ và Australia về nước tham vấn liên quan đến việc Australia hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Afghanistan thêm 6 tháng và kêu gọi Taliban thành lập một chính phủ đa đại diện.
Thời gian qua, Myanmar và Afghanistan đều trải qua những biến động chính trị khác nhau dẫn tới sự thay đổi chính quyền. Các diễn biến này đặt ra câu hỏi về vị trí đại diện của mỗi nước tại Liên Hợp Quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Vậy cơ chế, quy trình cũng như những yếu tố nào để Liên Hợp Quốc lấy làm căn cứ xác định đại diện hợp pháp của một quốc gia? Những vấn đề này sẽ được đề cập ra sao tại kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bắt đầu từ ngày hôm qua - 14/9?
Lực lượng Taliban tại Afganistan lên tiếng cảm ơn cộng đồng quốc tế cam kết dành hàng trăm triệu đôla viện trợ khẩn cấp cho người dân nước này.
Việc lực lượng Taliban kiểm soát đất nước Afghanistan đã khiến một lượng lớn người dân tìm cách rời khỏi đất nước. Trước làn sóng người tị nạn Afghanistan có nguy cơ gây ra bất ổn khu vực, nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi giải quyết vấn đề này, đồng thời lên kế hoạch tiếp nhận người tị nạn Afghanistan.
Lực lượng Taliban hiện đang nắm quyền kiểm soát đất nước Afghanistan ngày 7/9 đã công bố cơ cấu của Chính phủ mới. Thành phần nội các mới ở Afghanistan đều là các gương mặt kỳ cựu, từng nhiều năm chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.
Mặc dù đã giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, song Taliban đang vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tại "thành trì kháng chiến" cuối cùng ở tỉnh Panjshir. Giao tranh ở khu vực chiến lược này vẫn đang diễn ra rất dữ dội, và cả hai bên đều khẳng định nắm giữ lợi thế. Dư luận tỏ ra lo ngại tình trạng bạo lực kéo dài sẽ châm ngòi cho một cuộc nội chiến mới tại Afghanistan. Vậy thực hư tình hình tại chiến địa cuối cùng ở Panjshir ra sao ? PV Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ, theo dõi tình hình khu vực Nam Á sẽ cho biết thông tin cụ thể.
Thế giới mới- Phát thanh mới.- Lãi suất tiết kiệm giảm, lượng tiền gửi vào ngân hàng thấp kỷ lục.- Giao tranh ác liệt tại chiến địa cuối cùng Panjshir có đẩy Afghanistan vào nội chiến dai dẳng?
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh, khi có nhiều vắc xin hơn trong một hai tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vắc xin.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ ĐSQ và kiều bào 6 nước châu Âu nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hòa Áo.- Lực lượng đảo chính tuyên bố bắt giữ tổng thống Guinea và giải tán chính phủ.- Lực lượng Taliban tại Afghanistan tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát tất cả các quận của tỉnh Panjshir sau nhiều ngày giao tranh.
Trong khi đất nước Afghanistan còn đang rối bời để chuẩn bị cho giai đoạn mới sau khi Mỹ và đồng minh rút toàn bộ nhân lực, một mối nguy khủng bố nguy hiểm đã kịp hiện hữu tại quốc gia Nam Á này. Nhóm khủng bố được gọi là IS-K, một chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan mới đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm 2 vụ đánh bom liều chết tại các địa điểm gần sân bay ở Kabul hôm 26/8 khiến ít nhất 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ. Vốn đã tập hợp từ nhiều năm nay, bối cảnh mới tại Afghanistan lại đang trở thành chất xúc tác để nhóm này “bước ra ánh sáng”, phô trương lực lượng và trở thành đối thủ đáng gờm của Taliban.
Hôm nay, 31/8, đánh dấu thời hạn chót để Mỹ và liên quân kết thúc sơ tán và rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Đồng nghĩa, quốc gia Nam Á này sẽ chính thức bước sang một giai đoạn mới, dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng Taliban. Tuy nhiên, ngay trước thời hạn chót, tình hình tại đây vẫn vô cùng hỗn loạn và rối ren với loạt vụ tấn công, đánh bom liều chết. Các diễn biến này khiến dư luận càng thêm hoài nghi về tương lai của Afghanistan, khi còn chưa thể ổn định đất nước đã phải chồng chất thêm các mối lo khủng bố. Lúc này, mô hình chính quyền mới, sự công nhận của quốc tế, mối quan hệ giữa Taliban với các nước... là hàng loạt vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm.
Đang phát
Live