Việt Nam và Philippines có nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác kim ngạch thương mại hai chiều và doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu mới để xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng của Philippines.
Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. CPTPP - là hiệp định thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên được Việt Nam ký kết và đi vào thực thi. Cùng với hiệp định tiêu chuẩn cao thứ 2 là EVFTA (Hiệp định thương mại từ do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU có hiệu lực vào tháng 8/2020), CPTPP hứa hẹn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Đồng thời với những cam kết sâu rộng từ CPTPP, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn lại 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (14/01), với sự tham gia của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo (GPAI) hôm nay (12/12) khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Chương trình giao lưu hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện và triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức. Tham dự chương trình có ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Ông Marc E.Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược xanh thể hiện rõ những ưu tiên và cam kết hỗ trợ của Đan Mạch đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Đây là khẳng định của Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz khi chia sẻ với PV Đài TNVN về quyết định thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược xanh Việt Nam - Đan Mạch mới đây của Chính phủ hai nước.
Việt Nam và Hoa Kỳ ra Tuyên bố chung, xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, khi chỉ còn 3 ngày nữa sẽ diễn ra sự kiện này.- Số người thương vong trong vụ động đất kinh hoàng tại Marốc tăng hơn 4.500 người. Lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận được nhiều khu vực dân cư bị ảnh hưởng nằm sâu trong các vùng núi hẻo lánh.- 70 quốc gia tuyên bố sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ và viện trợ nhân đạo cho nạn nhân động đất tại Ma-rốc.- Bang New York của Mỹ công nhận ngày Tết âm lịch là một ngày lễ chính thức tại nước này.
Những ngày tháng 9 này, nhìn lại lịch sử hào hùng của đất nước, chúng ta không khỏi tự hào về những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Đáng chú ý, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, Đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, trong đó có nước CHDCND Trung Hoa đã nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây đã tạo động lực mới để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ toàn diện trên các lĩnh vực.
Sáng ngày 6/9/2023, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với từng Đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại các Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN và Đối tác kiểm điểm tình hình hợp tác và đề ra định hướng phát triển quan hệ hai bên thời gian tới. Các Đối tác khẳng định coi trọng quan hệ, mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng và thực chất hơn với ASEAN, ứng phó hiệu quả hơn các thách thức, chung tay thúc đẩy đối thoại, hợp tác và định hình cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm, đề cao luật pháp quốc tế với ASEAN ở vị trí trung tâm.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS, tập hợp các nền kinh tế mới nổi gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị BRICS được tổ chức theo hình thức trực tiếp kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang nỗ lực hướng tới trật tự thế giới đa cực, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và tăng tỷ trọng trong GDP toàn cầu. Dự kiến, việc mở rộng BRICS sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hôm nay, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55, các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các đối tác ( gồm Liên minh châu Âu, Ca-na-đa, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hồng Công (Trung Quốc)) tại Xê-ma-rang (Semarang), In-đô-nê-xi-a, trao đổi về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu cũng như chia sẻ thông tin và định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các đối tác trong thời gian tới. Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị tích cực đóng góp ý kiến đối với các vấn đề hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác. Phóng viên Phạm Hà đưa tin từ Xê-ma-rang:
Đang phát
Live