Trợ giúp cho người khuyết tật là một trong những Đề án quan trọng giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1019 ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này mở ra cơ hội cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, tiếp cận giáo dục, trợ giúp học nghề, việc làm, phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng người khuyết tật sống nghèo khổ, bị kỳ thị, coi thường... đó là do họ tạm thời hoặc vĩnh viễn không có việc làm, nên không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cuộc sống hàng ngày cho bản thân. Do đó, việc làm cho người khuyết tật đã được Nhà nước bảo hộ, quy định rất cụ thể trong Bộ Luật lao động, Luật Người khuyết tật và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách này, đặc biệt là Luật người khuyết tật đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được xem xét, tháo gỡ. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay chúng tôi bàn về nội dung này. Khách mời trong chương trình là Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn luật sư thành phố Hà nội, người đã có hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật và ông Trần Quốc Nam, Quản trị Diễn đàn Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam.
Không chỉ nợ đóng bảo hiểm xã hội của hơn 500 công nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ Tú, ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương còn vừa bán đứt công ty cho một nhà đầu tư khác. Chủ cũ-chủ mới chưa thống nhất được việc đóng bảo hiểm xã hội; lương tháng 12 và khoản tiền chờ đợi nhất trong năm là thưởng Tết, liệu có mất hút cùng, sau quyết định này? Hàng trăm công nhân công ty đã ngưng việc, tụ tập đòi quyền lợi. Liệu quyền lợi của họ có được đảm bảo? Bà Trần Thị Thanh Hà – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Cơ quan đại diện quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Liên minh châu Âu (EU) đã trao Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ cho 9 doanh nghiệp nước ta dựa trên các cam kết và thành tích đạt được. Giải thưởng nhằm khích lệ, ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp đã vận dụng tốt các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới tại nơi làm việc và lan tỏa sáng kiến này tới công đồng doanh nghiệp Việt Nam. Mời quý vị cùng tìm hiểu những mô hình làm việc an toàn, bình đẳng, bảo vệ quyền phụ nữ trong chương trình XHCD ngày 07/12/2020:
Là địa phương phát triển nhanh, Quảng Ninh có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ngành du lịch, công nghiệp chế biến... Thế nhưng trên thực tế, nguồn nhân lực này vẫn đang thiếu hụt rất lớn. Để bảo đảm nhân lực cho phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã liên tục bổ sung các cơ chế ưu đãi cho sinh viên theo học tại Đại học Hạ Long, đặc biệt tại một số trường cao đẳng nghề
Lao động trẻ em là vấn đề có tính xã hội nhưng phần nào cũng phản ánh bức tranh kinh tế. Về vấn đề này, pháp luật đã có những quy định cụ thể những trường hợp được sử dụng lao động trẻ em và ngăn cấm tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em. Vậy nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp, việc phân biệt giữa lao động trẻ em và bóc lột sức lao động trẻ em lại không dễ dàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về lao động trẻ em đang gặp những khó khăn gì? Hệ thống pháp luật về nội dung này cần được hoàn thiện theo hướng nào? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:
Dịch bệnh covid-19 cùng xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều yêu cầu mới và thách thức mới đối với lực lượng lao động nước ta. Làm sao phải thích nghi với bối cảnh mới, phải là những lao động có tay nghề và chất lượng cao, thích ứng với những biến chuyển nhanh chóng là một đòi hỏi mang tính vừa cấp bách và lâu dài. Nhận thức được việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó nòng cốt phải là lao động chất lượng cao, ngay trong đợt dịch Covid-19 này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng công đoàn các cấp đã chủ động phối hợp với chủ sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân lao động nói chung và đoàn viên công đoàn nói chung. Vậy những chương trình đào tạo này có gì đặc biệt; sự hỗ trợ của các cấp Công đoàn có ý nghĩa ra sao trong việc giúp công nhân lao động đáp ứng được tình hình mới? Đây là nội dung BTV Thanh Trường trao đổi cùng vị khách mời là ông Vũ Mạnh Tiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Làm gì giúp công nhân lao động đáp ứng đòi hỏi trong tình hinh mới?- Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Cuốn sách "Đời giáo dở khóc dở cười".
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước.- Các tỉnh Nam Trung bộ đã cấm biển, sẵn sàng ứng phó với bão số 10.- Các lực lượng cứu hộ nạn nhân mất tích tại Quảng Nam đã tạm dừng công tác tìm kiếm vì trời mưa trở lại, đất đá tiếp tục sạt lở.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giữ nguyên lương tối thiểu vùng trong năm tới.- Ai sẽ là vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ? Những thông tin cập nhật trong cuộc chạy đua căng thẳng tại các bang giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên Joe Biden sẽ được chúng tôi cập nhật trong chương trình thời sự.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đang phát
Live