Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ công bố Ngày kỹ năng lao động Việt Nam và khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020. Tham dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Phóng viên Kim Thanh phản ánh:
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Ngày 4/10- "Ngày kỹ năng lao động Việt Nam".- Từ 17h chiều 4/10 các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020.- Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ đô la Mỹ trong 9 tháng qua - Việt Nam tiếp tục được các Tổ chức quốc tế đánh giá là "điểm sáng" về tăng trưởng kinh tế.- Bác sĩ Nhà Trắng tổ chức họp báo và khẳng định: sức khỏe của Tổng thống Mỹ hiện "ổn định" và đang điều trị thuốc kháng virus Remdisivir.- Palestine cáo buộc Israel vẫn tiếp tục mở rộng khu định cư tại Bờ Tây.
“Sáng tạo - yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững” là một trong những nội dung được Đại hội thi đua yêu nước cán bộ công nhân viên chức lao động toàn quốc đề ra trong nhiệm kỳ 2021 – 2025. Trong bối cảnh hàng nghìn công nhân lao động bị ngừng việc, giãn việc vì Covid 19, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) được ký kết, sáng tạo cần được áp dụng linh hoạt như thế nào để mang hiệu quả cao nhất? Mời quý vị cùng nghe chương trình Xã hội chuyển động:
Những năm gần đây, 1 số địa phương đã áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, đưa các thiết bị máy móc, trong đó có máy cấy lúa vào phục vụ sản xuất; từ đó góp phần giúp lao động nông thôn đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người nông dân “chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để “giải phóng” sức lao động cho người làm nông nghiệp. Bàn về nội dung này, khách mời là ông Trần Đại Nghĩa, một hội viên nông dân ở xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy cấy lúa made in Việt Nam và anh Trần Văn Thành là con trai cả của ông Trần Đại Nghĩa đang nghiên cứu để cải tiến chiếc máy cấy lúa ngày càng ưu việt hơn.
Ngành du lịch chưa kịp hồi phục sau 3 tháng đóng băng vì Covid 19, đã tiếp tục bị tác động bởi đợt dịch thứ 2. Lượng khách hủy tour lên tới 95 đến 100% vào dịp cuối tháng 7 và trong tháng 8 - hai tháng được coi là cao điểm của du lịch nội địa, khiến cho các doanh nghiệp du lịch lâm vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Với nhiều doanh nghiệp lữ hành, để có thể duy trì và “sống” được qua mùa Covid-19, họ rất cần những chính sách hỗ trợ trước mắt và cả lâu dài để có thể tiếp tục cầm cự, chờ đợi một đợt khôi phục mới. Đồng thời, đây cũng là một sự chuẩn bị cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để khi ngành du lịch quay trở lại hoạt động bình thường, sẽ không có cảnh thiếu hụt nhân sự xảy ra. Ghi nhận của phóng viên Huyền Trang:
- Cảnh báo tình trạng nhiều người vẫn bị “sập bẫy” lừa đảo qua mạng.- Trụ sở bỏ hoang sau sát nhập: Lãng phí đầu tư công.- Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc nóng nhiều vấn đề toàn cầu.- Dự phòng nợ xấu tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm.- Lao động ngành dịch vụ, du lịch chuyển đổi nghề do tác động của Covid-19.- Anh cảnh báo phong tỏa toàn quốc lần hai.
Làn sóng dịch Covid- 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid- 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết để sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là với Phó giáo sư tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội khóa 14.
- Hà Nội tăng cường hỗ trợ vốn cho người lao động hoàn cảnh khó khăn tiếp cận phát triển kinh tế gia đình. - Các mô hình kinh tế hợp tác- Đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương.
Theo dự kiến, dự thảo Luật công đoàn sửa đổi sẽ được trình các đại biểu xem xét, thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới đây. Vậy dự thảo Luật này sửa đổi những vấn đề gì? Các quy định đó sẽ tác động thế nào đến xã hội và tạo thuận lợi cho các đoàn viên công đoàn, người lao động trong tương lai? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thành viên ban soạn thảo luật công đoàn sửa đổi sẽ thông tin tới quý vị thính giả.
Do dịch bệnh bùng phát tại thành phố Đà Nẵng, hơn một tháng qua, công tác chi trả hỗ trợ cho người dân bị chậm tiến độ. Hiện, UBND các quận, huyện của thành phố đang khẩn trương chi trả gói hỗ trợ này cho nhóm người lao động trong tháng 9, đồng thời tiếp tục rà soát đối tượng mới được thành phố bổ sung để tiến hành hỗ trợ trong thời gian tới. PV Phương Cúc tại miền Trung phản ánh:
Đang phát
Live