- Hội Hữu nghị Việt – Nga nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.- Nhiều chương trình hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế khôi phục các hoạt động kinh tế thời kỳ hậu dịch bệnh.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, do tác động của dịch Covid 19, cả nước có 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; 42% gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, 31% doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu, kèm theo đó là hàng triệu người bị ngừng việc. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 100 nghìn lao động bị mất việc, làm việc không lương. Cách đây ít ngày, công ty PouYuen Việt Nam có trụ sở tại thành phố HCM đã cho hơn 2.700 lao động nghỉ việc. Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra lúc này là: Hướng đi nào cho những công nhân lao động phải nghỉ việc? Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – cơ quan đại diện cho người lao động có những phương án hỗ trợ nào để tiếp sức người lao động vượt khó? Phóng viên Bích Ngọc trao đổi với vị khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Trường chuyên: Liệu đã hết vai trò?- Hướng đi nào cho lao động thất nghiệp do dịch Covid-19?- Quan hệ Trung - Ấn trước làn ranh đỏ.- Hành trình thứ hai của lốp xe – hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Sơn La.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”; Bài 1: "Hành trình của những nỗi đau".- Mối nguy thời tiết nắng nóng tại châu Âu làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
- Các tỉnh Đông Nam bộ liên kết, kích cầu du lịch nội địa với 3 tuyến sản phẩm liên vùng mới được công bố.- Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay là ngày để tất cả chúng ta cùng hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc.- Việc xác định những người lao động mất việc có mức thu nhập 1.300.000 đồng dưới mức chuẩn cận nghèo là bài toán nan giải đối với nhiều địa phương hiện nay khi triển khai thực hiện hỗ trợ gói an sinh 62.000 tỷ, mà Thanh Hóa là một ví dụ điển hình.
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách nay 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu của Đề án này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Tính đến thời điểm này tỉnh Thanh Hóa đã rà soát trên địa bàn có hơn 40 nghìn lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thế nhưng, việc triển khai đã phát sinh nhiều bất cập, người lao động vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ. Tỉnh Thanh Hóa khẳng định, khó mấy cũng phải làm. Ghi nhận của Sỹ Đức, PV Đài TNVN.
- Vì sao ít người lao động nghỉ việc không lương hoặc mất việc được nhận gói hỗ trợ covid-19 của Chính phủ?- Mô hình xóa đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đưa người Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đã và đang là một kênh quan trọng giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian qua, nhiều vi phạm, tiêu cực phát sinh, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều hình thức hợp tác, dịch chuyển lao động mới xuất hiện chưa được quy định trong Luật hiện hành. Làm thế nào để kiểm soát tốt tình trạng vi phạm, tạo thuận lợi, giúp người lao động có thể lựa chọn làm việc ở thị trường lao động tốt thay vì xuất khẩu lao động bằng mọi giá. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại tổ khi cho ý kiến dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi:
Liên quan đến gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng cho những đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid 19, đến nay, các địa phương cơ bản hoàn tất chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các địa phương đang hoàn tất bước đầu về hỗ trợ chi trả cho hộ kinh doanh bị giảm sâu cũng như các đối tượng lao động tự do. Đối với nhóm lao động bị tạm dừng hợp đồng lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng sản xuất, hầu hết các địa phương đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Kim Thanh đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về vấn đề này.
Đang phát
Live