Tròn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Như thường lệ, khoảng thời gian cận Tết, nội dung bất cứ ai cũng quan tâm là “lương-thưởng”. Nếu nhiều năm trước, thực tế nơi thưởng vàng ròng-nơi mong chẳng thấy là chủ đề chính trên hầu khắp các phương tiện truyền thông, thì năm nay, nhiều dòng thông tin cả chính thống và mạng xã hội cho thấy, nhiều người quan tâm quy định “doanh nghiệp được thưởng bằng hiện vật” - theo Bộ Luật Lao động 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021. Đa phần trong số này lo lắng giới chủ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực – ngành nghề sẽ “lạm dụng” quy định này – khiến cho công nhân-lao động vốn đã khó khăn suốt 1 năm trời, càng khó để có một cái Tết sum vầy-đúng nghĩa. Làm thế nào để doanh nghiệp-giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động?” là chủ đề Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của bà Trần Thị Lan Anh – Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám Đốc Văn phòng giới sử dụng lao động và ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Làm thế nào để doanh nghiệp - giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động?- Những cây sưởi, ấm áp tình người ở Bệnh viện Bạch Mai.
Xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu, chương trình trọng tâm của Chính phủ triển khai thực hiện. Thời gian qua, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều tốt nhất cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống trên nhiều phương diện, trong đó, có nội dung đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Nhìn lại giai đoạn 5 năm 2016- 2020 về hiệu quả chương trình đưa lao động huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài và triển vọng thị trường thời gian tới, đây là nội dung chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước, vì vậy đến mùa thu hái cà phê, nơi đây thu hút hàng ngàn lao động tự do từ nhiều nơi trong cả nước. Để làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo tình hình an ninh trật tự,, chính quyền địa phương đang tăng cường nhiều biện pháp quản lý.
Giảm thiểu tai nạn cuối năm: đâu là giải pháp.- Mang hơi ấm cho những người vô gia cư ở Hà Nội.
Chỉ trong ngày 2/1/2021 vừa qua đã có 2 vụ tai nạn lao động xảy ra đó là trường hợp đứt tời tháng máy khi thi công trụ sở Sở Tài chính Nghệ An tại TP.Vinh và cháy ở công ty bán buôn các vật liệu xây dựng hệ thống cấp nước tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vào thời điểm cuối năm, hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều sôi động hơn để đáp ứng kịp tiến độ hay đơn đặt hàng. Vì thế, ngoài việc tăng ca, tăng kíp, rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng thêm lao động bổ sung, chủ yếu là lao động thời vụ, nông nhàn, không qua đào tạo nghề khiến nguy cơ mất an toàn lao động rất lớn.
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên thời điểm quý 4/2020, các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa phục vụ nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán. Điều này khiến nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tăng cao, kéo theo thị trường lao động, việc làm trở nên sôi động hơn. Thế nhưng, trên thực tế thị trường lao động lại đang tồn tại nghịch lý: cung cầu không gặp nhau; trong khi doanh nghiệp cần nhưng không tuyển được lao động, thì người lao động lại không tìm được việc làm. Nguyên nhân của nghịch lý này là do đâu? Làm sao để xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa cung – cầu lao động, tránh tình trạng mất cân đối như hiện nay? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho Bộ đội xuất ngũ với gần 1.400 chỉ tiêu việc làm với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng cho người lao động, bộ đội xuất ngũ trong phiên giao dịch. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh:
- Những điểm mới của bộ Luật lao động sửa đổi.- Tạp chí âm nhạc quốc tế: Nữ ca sỹ Taylor Swift, người vừa giành cú đúp xuất sắc trong lịch sử Billboard với album “Evermore”.- Cuốn sách "Dòng tranh dân gian Hàng Trống" với một không gian Hà Nội rất riêng.
Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Đang phát
Live