Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Thành phố Hải Phòng.- Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng tại Hải Dương đã gây trở ngại rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, quý 1 vừa qua, thu hút đầu tư trong nước của địa phương này tăng gần gấp đôi.- Lao động Việt Nam được phép gia hạn thời gian lưu trú ở Hàn Quốc thêm 1 năm, trong bối cảnh nước này thiếu lao động tại các doanh nghiệp.- Nước Mỹ đang đối mặt với những thách thức an ninh nghiêm trọng ở trong nước khi liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực và nổ súng, cùng nạn phân biệt chủng tộc gia tăng trong đại dịch Covid 19.- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Chính phủ Ấn Độ khởi xướng.
Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành nghề khác lại thay đổi. Vì vậy, nguồn nhân lực cần phải được chuẩn bị sớm và phát triển theo cách tiếp cận thực tế. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thành công bằng chính sách đúng đắn, hợp lý và đủ mạnh của Chính phủ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức.- Các đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước tin tưởng và kỳ vọng, 2 vị lãnh đạo sẽ sớm hiện thực hóa khát vọng về một nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045.- Nước ta phấn đấu đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay.- Triệt phá thành công đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, thu giữ gần 350 kg ma túy.- Cảnh báo thực trạng “thuốc lá điện tử tấn công trường học”, ẩn chứa nhiều nguy hại.- Thế giới dồn sự quan tâm tới vòng đàm phán hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran vào ngày mai, với hy vọng có thể “hồi sinh thỏa thuận thế kỷ” được ký vào năm 2015.- Thủ tướng Israel hôm nay đối mặt cùng lúc với 2 sự kiện lớn - một là: có mặt tại phiên tòa xét xử, với cáo buộc tham nhũng; hai là đứng trước cơ hội sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống…. Rủi ro trong lao động sản xuất dẫn đến xảy ra tai nạn lao động là điều mà hầu hết người lao động không mong muốn. Song, đôi khi một chút bất cẩn khiến người lao động bị tai nạn. Lúc đó mới thấm thía được sự cần thiết của chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động ở nước ta được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện theo quy định.
Sau Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng vẫn khó khăn trong tuyển dụng người lao động phổ thông. Trong khi đó, tỷ lệ người thất nghiệp vẫn ở mức cao do ảnh hưởng dịch Covid-19. Phóng viên Phương Cúc tại miền Trung phản ánh.
Thời gian qua, rất nhiều người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp thường né tránh trách nhiệm hoặc giải quyết các chế độ chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.Thực tế nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu biết sâu các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật, đặc biệt là thủ tục hồ sơ để hưởng trợ câp tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 1/7/2016, chủ sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp. Vậy trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụng lao động như thế nào? Việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó trong thực tế ra sao?
- Xuất khẩu lao động trong 'bão' dịch Covid-19: Khó lại càng khó. Nhiều địa phương, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ không đưa được người lao động đi làm việc theo đơn đặt hàng ngay trong những tháng đầu năm, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biễn phức tạp. Địa phương và các doanh nghiệp cần làm gì giúp người lao động trong thời gian chờ xuất cảnh? Đây là nội dung được đề cập trong chuyên mục Vấn đề xã hội.
Đang phát
Live