Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” (26/4/2021)

Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” (26/4/2021)

Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.

Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? (23/4/2021)

Được xây dựng từ năm 1881, song, đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi thêm cú đấm vào ngành đường sắt. Khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD hao mòn theo thời gian gây nhức nhối, lãng phí một nguồn lực to lớn của đất nước. Hiện hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn ... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021. Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? Đây là vấn đề được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam phân tích.

Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? (23/4/2021)

Được xây dựng từ năm 1881, song, đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi thêm cú đấm vào ngành đường sắt. Khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD hao mòn theo thời gian gây nhức nhối, lãng phí một nguồn lực to lớn của đất nước. Hiện hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn ... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021. Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? Đây là vấn đề được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam phân tích.

Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ (22/4/2021)

Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.

Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ (22/4/2021)

Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.