Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do COVID- 19: Những nghĩa cử cao đẹp (23/2/2021)

Hiện tại, đang là thời điểm thu hoạch hàng loạt các loại rau màu như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... với số lượng lên tới con số hàng nghìn tấn. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản tại của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương và một số địa phương khác bị ảnh hưởng nặng nề, bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được khiến người nông dân rơi vào cảnh khó khăn. Trước tình hình này, bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực vào cuộc để giúp nông dân, chung sức, đứng ra thu mua, giải cứu rau màu, nông sản. Việc làm này đã góp phần rất lớn, giảm bớt khó khăn, ủng hộ bà con bị ảnh hưởng trong vùng dịch. Tuy nhiên, làm sao để đảm bảo việc giải cứu nông sản an toàn? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn về nội dung: Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do đại dịch Covid-19 – Những nghĩa cử cao đẹp, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông).

Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do COVID- 19: Những nghĩa cử cao đẹp (23/2/2021)

Hiện tại, đang là thời điểm thu hoạch hàng loạt các loại rau màu như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... với số lượng lên tới con số hàng nghìn tấn. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản tại của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương và một số địa phương khác bị ảnh hưởng nặng nề, bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được khiến người nông dân rơi vào cảnh khó khăn. Trước tình hình này, bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực vào cuộc để giúp nông dân, chung sức, đứng ra thu mua, giải cứu rau màu, nông sản. Việc làm này đã góp phần rất lớn, giảm bớt khó khăn, ủng hộ bà con bị ảnh hưởng trong vùng dịch. Tuy nhiên, làm sao để đảm bảo việc giải cứu nông sản an toàn? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn về nội dung: Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do đại dịch Covid-19 – Những nghĩa cử cao đẹp, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông).

Ngành giáo dục: Kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? (22/2/2021)

Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra học sinh đang học những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưn ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không ngừng việc học”; đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Qua quá trình triển khai, việc học online còn gặp những khó khăn gì? Ngành giáo dục đã có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? Kế hoạch học kỳ II sẽ được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo tiến độ năm học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên? Giải đáp những băn khoăn này, trong "Câu chuyện thời sự" hôm nay, chúng tôi mời đến phòng phát thanh trực tiếp ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục: Kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? (22/2/2021)

Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra học sinh đang học những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưn ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không ngừng việc học”; đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Qua quá trình triển khai, việc học online còn gặp những khó khăn gì? Ngành giáo dục đã có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? Kế hoạch học kỳ II sẽ được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo tiến độ năm học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên? Giải đáp những băn khoăn này, trong "Câu chuyện thời sự" hôm nay, chúng tôi mời đến phòng phát thanh trực tiếp ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.

Phỏng vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm nay và giai đoạn tới (17/2/2021)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Báo cáo chính trị của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng” theo hướng bền vững, phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, gồm những ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghệ thông minh” cũng như khẳng định vai trò của công tác hội nhập kinh tế quốc tế… Chuyên mục Câu chuyện thời sự số đầu tiên của năm mới Tân Sửu hôm nay có chủ đề: “Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm 2021 và giai đoạn tới” - qua phỏng vấn giữa PV Nguyên Long

Phỏng vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm nay và giai đoạn tới (17/2/2021)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Báo cáo chính trị của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng” theo hướng bền vững, phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, gồm những ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghệ thông minh” cũng như khẳng định vai trò của công tác hội nhập kinh tế quốc tế… Chuyên mục Câu chuyện thời sự số đầu tiên của năm mới Tân Sửu hôm nay có chủ đề: “Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm 2021 và giai đoạn tới” - qua phỏng vấn giữa PV Nguyên Long

Hình phạt nào cho hành vi khai báo không trung thực, không khai báo kịp thời về tình hình dịch bệnh? (4/2/2021)

Đợt bùng dịch Covid-19 làn thứ 3, biết bao tổn thất chưa thể lượng hóa được bằng con số, nhưng học sinh phải nghỉ học, nhiều cháu mới ở lứa tuổi mầm non phải đi cách ly tập trung khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, người dân lo âu vì dịch bệnh có thể lây lan ra diện rộng. Lực lượng y bác sỹ, những người có nhiệm vụ phòng chống dịch đang phải căng mình để thực hiện nhiệm vụ… Đồng hành với các lực lượng chức năng để phòng chống dịch, việc người dân chủ động khai báo cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, đặc biệt là Tổ truy vết là rất cần thiết. Công tác này đặc biệt quan trọng để khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thuộc diện F1, F0 không chủ động khai báo, tìm mọi cách để trốn tránh cách ly. Theo số liệu của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, hiện có tới 20% các ca F0 là những bệnh nhân mắc COVID-19, khi được phát hiện và liên hệ nhưng không hợp tác với cơ quan y tế, cũng như ngành chức năng. Cá biệt có ca mắc, nhưng có tới hàng trăm trường hợp thuộc diện F1 không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp. Những hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Các hình thức xử phạt hiện tại đã đủ sức răn đe? Đây là nội dung BTV Lê Tuyết bàn luận với vị khách mời là Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.

Hình phạt nào cho hành vi khai báo không trung thực, không khai báo kịp thời về tình hình dịch bệnh? (4/2/2021)

Đợt bùng dịch Covid-19 làn thứ 3, biết bao tổn thất chưa thể lượng hóa được bằng con số, nhưng học sinh phải nghỉ học, nhiều cháu mới ở lứa tuổi mầm non phải đi cách ly tập trung khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, người dân lo âu vì dịch bệnh có thể lây lan ra diện rộng. Lực lượng y bác sỹ, những người có nhiệm vụ phòng chống dịch đang phải căng mình để thực hiện nhiệm vụ… Đồng hành với các lực lượng chức năng để phòng chống dịch, việc người dân chủ động khai báo cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, đặc biệt là Tổ truy vết là rất cần thiết. Công tác này đặc biệt quan trọng để khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thuộc diện F1, F0 không chủ động khai báo, tìm mọi cách để trốn tránh cách ly. Theo số liệu của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, hiện có tới 20% các ca F0 là những bệnh nhân mắc COVID-19, khi được phát hiện và liên hệ nhưng không hợp tác với cơ quan y tế, cũng như ngành chức năng. Cá biệt có ca mắc, nhưng có tới hàng trăm trường hợp thuộc diện F1 không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp. Những hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Các hình thức xử phạt hiện tại đã đủ sức răn đe? Đây là nội dung BTV Lê Tuyết bàn luận với vị khách mời là Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.