Các dự án BOT chậm triển khai thu phí không dừng: Bài học nào trong điều hành và câu chuyện trách nhiệm (27/11/2020)

Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước”. Tại Quyết định 19, Thủ tướng yêu cầu đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống ETC phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm đang hoạt động, chưa lắp đặt ETC chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Các trạm thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí điện tử không dùng theo quy định. Vậy cơ quan chức năng, là Bộ Giao thông đang có những chỉ đạo, đôn đốc thế nào với các bên liên quan trong việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng, là Nhà đầu tư BOT, Nhà cung cấp dịch vụ thu phí và người tham gia giao thông? Đâu là những vướng mắc cần giải quyết ngay để đáp ứng tiến độ của dự án này khi thời gian đến hạn đã cận kề, với nguy cơ lại chậm tiến độ? BTV Hà Nho trao đổi với khách mời là Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Mời quý vị cùng nghe:

Các dự án BOT chậm triển khai thu phí không dừng: Bài học nào trong điều hành và câu chuyện trách nhiệm (27/11/2020)

Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước”. Tại Quyết định 19, Thủ tướng yêu cầu đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống ETC phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm đang hoạt động, chưa lắp đặt ETC chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Các trạm thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí điện tử không dùng theo quy định. Vậy cơ quan chức năng, là Bộ Giao thông đang có những chỉ đạo, đôn đốc thế nào với các bên liên quan trong việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng, là Nhà đầu tư BOT, Nhà cung cấp dịch vụ thu phí và người tham gia giao thông? Đâu là những vướng mắc cần giải quyết ngay để đáp ứng tiến độ của dự án này khi thời gian đến hạn đã cận kề, với nguy cơ lại chậm tiến độ? BTV Hà Nho trao đổi với khách mời là Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Mời quý vị cùng nghe:

Cần thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng của tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin mặt trời) trong phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Thời gian gần đây, sau câu hỏi của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (đoàn Gia Lai) tại Kỳ họp thứ X Quốc hội khóa XIV về những tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin năng lượng mặt trời) tại các trang trại, nhà máy sản xuất điện mặt trời đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên, rằng: những tấm pin đó được xử lý thế nào? - đã có rất nhiều lo ngại về nguy cơ chất thải ảnh hưởng tới môi trường từ những tấm pin này khi hết hạn sử dụng. Trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sau đó cũng có khá nhiều thông tin trái chiều, có thông tin cho rằng sau khi hết hạn sử dụng, những tấm pin năng lượng mặt trời là nguồn chất thải nguy hại, nhưng cũng có những thông tin lại cho rằng đó là “tài nguyên” có thể tái chế, sử dụng… Đi tìm câu trả lời trước lo ngại về tính độc hại của tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin năng lượng mặt trời), Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn về nội dung này, với sự tham gia bàn luận của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam).

Cần thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng của tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin mặt trời) trong phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Thời gian gần đây, sau câu hỏi của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (đoàn Gia Lai) tại Kỳ họp thứ X Quốc hội khóa XIV về những tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin năng lượng mặt trời) tại các trang trại, nhà máy sản xuất điện mặt trời đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên, rằng: những tấm pin đó được xử lý thế nào? - đã có rất nhiều lo ngại về nguy cơ chất thải ảnh hưởng tới môi trường từ những tấm pin này khi hết hạn sử dụng. Trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sau đó cũng có khá nhiều thông tin trái chiều, có thông tin cho rằng sau khi hết hạn sử dụng, những tấm pin năng lượng mặt trời là nguồn chất thải nguy hại, nhưng cũng có những thông tin lại cho rằng đó là “tài nguyên” có thể tái chế, sử dụng… Đi tìm câu trả lời trước lo ngại về tính độc hại của tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin năng lượng mặt trời), Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn về nội dung này, với sự tham gia bàn luận của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam).