Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ”

Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới - trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và nguy cơ dịch bệnh quay trở lại nếu không được kiểm soát chặt chẽ; Cùng với đó là những tác động từ bên ngoài, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19, nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự đầu tuần mới này có chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ”

Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới - trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và nguy cơ dịch bệnh quay trở lại nếu không được kiểm soát chặt chẽ; Cùng với đó là những tác động từ bên ngoài, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19, nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự đầu tuần mới này có chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” (11/1/2021)

Xác định năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cùng với đó là những tác động từ bên ngoài (như sự thay đổi trong chính sách của từng quốc gia/khu vực hay các quan hệ kinh tế…) - ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19 (gói 62.000 tỷ đồng), nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” (11/1/2021)

Xác định năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cùng với đó là những tác động từ bên ngoài (như sự thay đổi trong chính sách của từng quốc gia/khu vực hay các quan hệ kinh tế…) - ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19 (gói 62.000 tỷ đồng), nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

Diễn biến phiên thảo luận kết quả bầu cử tại Quốc hội Mỹ (7/1/2021)

Quốc hội Mỹ đã nhóm họp để tiến hành một thủ tục vô cùng quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ, đó là đếm phiếu đại cử tri và xác nhận chính thức người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Ở các mùa bầu cử trước, phiên họp này thực sự chỉ mang tính thủ tục, là hồi kết khép lại mùa bầu cử Mỹ. Nhưng lần này, phiên họp của Quốc hội Mỹ được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm bởi mọi người đều chờ đợi để xem liệu đương kim Tổng thống Donald Trump cùng với đội ngũ của mình có thể tận dụng cơ hội cuối cùng này để lật ngược kết quả cuộc bầu cử hay không, hay ông Joe Biden chính thức được xác nhận là tổng thống đắc cử. Và phiên họp này đã diễn ra theo cách mà ít người tưởng tượng đến, khi người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, tràn cả vào phòng họp, tạo nên một khung cảnh hoàn toàn hỗn loạn. chúng ta sẽ cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao. Chúng ta cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao.

Diễn biến phiên thảo luận kết quả bầu cử tại Quốc hội Mỹ (7/1/2021)

Quốc hội Mỹ đã nhóm họp để tiến hành một thủ tục vô cùng quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ, đó là đếm phiếu đại cử tri và xác nhận chính thức người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Ở các mùa bầu cử trước, phiên họp này thực sự chỉ mang tính thủ tục, là hồi kết khép lại mùa bầu cử Mỹ. Nhưng lần này, phiên họp của Quốc hội Mỹ được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm bởi mọi người đều chờ đợi để xem liệu đương kim Tổng thống Donald Trump cùng với đội ngũ của mình có thể tận dụng cơ hội cuối cùng này để lật ngược kết quả cuộc bầu cử hay không, hay ông Joe Biden chính thức được xác nhận là tổng thống đắc cử. Và phiên họp này đã diễn ra theo cách mà ít người tưởng tượng đến, khi người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, tràn cả vào phòng họp, tạo nên một khung cảnh hoàn toàn hỗn loạn. chúng ta sẽ cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao. Chúng ta cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao.

Bầu cử ĐBQH khóa 15: Bài học nào từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên 1946? (5/1/2020)

Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu mốc son trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, là ngày hội của đại đoàn kết toàn dân. Mỗi lá phiếu thấm đượm tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, đồng tâm, hiệp lực, thực hiện quyền công dân để xây dựng một nhà nước non trẻ. Mỗi lá phiếu đã thể hiện quyền chính trị cơ bản của công dân, đồng thời cũng là niềm tin vào chính quyền cách mạng, niềm tự hào là công dân của một nước độc lập do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Để có một cuộc tổng tuyển cử thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể Quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”. Nhìn lại những dấu son của lịch sử để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn là điều mà tất cả người dân đều mong muốn. Từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đến sự kiện bẩu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới đây, đặt ra những bài học gì? Chúng tôi bàn về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI.

Bầu cử ĐBQH khóa 15: Bài học nào từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên 1946? (5/1/2020)

Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu mốc son trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, là ngày hội của đại đoàn kết toàn dân. Mỗi lá phiếu thấm đượm tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, đồng tâm, hiệp lực, thực hiện quyền công dân để xây dựng một nhà nước non trẻ. Mỗi lá phiếu đã thể hiện quyền chính trị cơ bản của công dân, đồng thời cũng là niềm tin vào chính quyền cách mạng, niềm tự hào là công dân của một nước độc lập do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Để có một cuộc tổng tuyển cử thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể Quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”. Nhìn lại những dấu son của lịch sử để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn là điều mà tất cả người dân đều mong muốn. Từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đến sự kiện bẩu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới đây, đặt ra những bài học gì? Chúng tôi bàn về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI.

Thành tựu phòng chống COVID-19 nhìn từ việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Sars Cov-2 “made in Viet Nam (31/12/2020)

Trong những ngày cuối cùng của năm 2020 này, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang “đắm chìm” vì dịch bệnh Covid-19 với mọi hy vọng đều dồn vào vắc xin tiêm phòng, thì Việt Nam cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin này. Việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin đã cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đã theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Theo các chuyên gia y tế, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam đã đi đúng hướng, lựa chọn công nghệ phù hợp khi lựa chọn công nghệ vector virus. Đây là công nghệ khá mới, ngay cả vắc xin của Nga công bố thành công cũng chính là những vector virus. Vậy chúng ta đang có những bước tiến như thế nào trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid 19? Bộ Y tế đang có sự hỗ trợ cũng như quản lý nhằm đảm bảo quy trình an toàn cho vắc xin ra sao? Đây là nội dung sẽ được bàn luận trong câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, Chánh Văn phòng Chương trình Phát triển Vắc xin Quốc gia về nội dung này

Thành tựu phòng chống COVID-19 nhìn từ việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Sars Cov-2 “made in Viet Nam (31/12/2020)

Trong những ngày cuối cùng của năm 2020 này, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang “đắm chìm” vì dịch bệnh Covid-19 với mọi hy vọng đều dồn vào vắc xin tiêm phòng, thì Việt Nam cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin này. Việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin đã cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đã theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Theo các chuyên gia y tế, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam đã đi đúng hướng, lựa chọn công nghệ phù hợp khi lựa chọn công nghệ vector virus. Đây là công nghệ khá mới, ngay cả vắc xin của Nga công bố thành công cũng chính là những vector virus. Vậy chúng ta đang có những bước tiến như thế nào trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid 19? Bộ Y tế đang có sự hỗ trợ cũng như quản lý nhằm đảm bảo quy trình an toàn cho vắc xin ra sao? Đây là nội dung sẽ được bàn luận trong câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, Chánh Văn phòng Chương trình Phát triển Vắc xin Quốc gia về nội dung này

Dấu ấn của Nhiệm kỳ xuất khẩu - xuất siêu (2016-2020): Từ Chiến lược, tầm nhìn đến kết quả thực tiễn (29/12/2020)

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục vượt mốc 500 tỷ USD (ước đạt 543,9 tỷ USD) cao hơn khoảng 27 tỷ USD so với năm 2019. Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 5,1%, trong đó riêng xuất khẩu tăng trưởng 6,5% so với năm 2019. Xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Điều gì đã giúp cho Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở lên tới 200% GDP đạt được những thành công như vậy - đặc biệt trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 này? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những giải pháp quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thực thi các giải pháp này, đặc biệt là việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, qua trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với phóng viên Nguyên Long ngay sau đây:

Dấu ấn của Nhiệm kỳ xuất khẩu - xuất siêu (2016-2020): Từ Chiến lược, tầm nhìn đến kết quả thực tiễn (29/12/2020)

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục vượt mốc 500 tỷ USD (ước đạt 543,9 tỷ USD) cao hơn khoảng 27 tỷ USD so với năm 2019. Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 5,1%, trong đó riêng xuất khẩu tăng trưởng 6,5% so với năm 2019. Xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Điều gì đã giúp cho Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở lên tới 200% GDP đạt được những thành công như vậy - đặc biệt trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 này? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những giải pháp quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thực thi các giải pháp này, đặc biệt là việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, qua trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với phóng viên Nguyên Long ngay sau đây: