Kết nối nông sản - vượt qua đại dịch (08/06/2021)

Hiện tại, đang vào mùa thu hoạch nhiều loại sản phẩm nông nghiệp trên cả nước. Dịch covid 19 khiến hàng vạn ha nông sản với sản lượng lớn bị ùn ứ, khó tiêu thụ, rất cần sự chung tay của mọi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Tuần qua thủ tướng đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để tiêu thụ nông sản cho bà con. Các bộ NN&PTNT, Công thương, GTVT, y tế đã vào cuộc. Mọi cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người dân đã và đang cùng chung sức để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tiêu thụ như thế nào, để những sản phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị, chất lượng sản phẩm, không chỉ thị trường trong nước mà cả trên thế giới. Mặt khác, bảo vệ hình ảnh nông sản, thay đổi tư duy sản xuất để xã hội chung vai sát cánh tiêu thụ nông sản bằng sự hợp tác, cung - cầu chứ không phải chỉ là ban phát qua “giải cứu”, vô tình gây tổn thương cho nền nông nghiệp, tổn thương cho người nông dân. Với mục tiêu lớn nhất, nhà quản lý mong muốn mọi người dân hiểu hết giá trị của nông sản, biết những vất vả của người nông dân khi tạo ra sản phẩm, từ đó có cái nhìn đúng hơn với các sản phẩm. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là Ông Lê Minh Hoan, UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Kết nối nông sản - vượt qua đại dịch (08/06/2021)

Hiện tại, đang vào mùa thu hoạch nhiều loại sản phẩm nông nghiệp trên cả nước. Dịch covid 19 khiến hàng vạn ha nông sản với sản lượng lớn bị ùn ứ, khó tiêu thụ, rất cần sự chung tay của mọi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Tuần qua thủ tướng đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để tiêu thụ nông sản cho bà con. Các bộ NN&PTNT, Công thương, GTVT, y tế đã vào cuộc. Mọi cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người dân đã và đang cùng chung sức để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tiêu thụ như thế nào, để những sản phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị, chất lượng sản phẩm, không chỉ thị trường trong nước mà cả trên thế giới. Mặt khác, bảo vệ hình ảnh nông sản, thay đổi tư duy sản xuất để xã hội chung vai sát cánh tiêu thụ nông sản bằng sự hợp tác, cung - cầu chứ không phải chỉ là ban phát qua “giải cứu”, vô tình gây tổn thương cho nền nông nghiệp, tổn thương cho người nông dân. Với mục tiêu lớn nhất, nhà quản lý mong muốn mọi người dân hiểu hết giá trị của nông sản, biết những vất vả của người nông dân khi tạo ra sản phẩm, từ đó có cái nhìn đúng hơn với các sản phẩm. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là Ông Lê Minh Hoan, UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ? (7/6/2021)

Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.

Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ? (7/6/2021)

Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.

Khắc phục đầu tư dàn trải, đẩy mạnh giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công (28/5/2021)

Năm 2020, giải ngân đầu tư công “lập đỉnh” trong 5 năm khi đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương 470.600 tỷ đồng). Tuy là một năm vô cùng khó khăn, việc thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng tạo nên mức tăng trưởng GDP 2,91%, đưa Việt Nam vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, sang đến đầu năm 2021 này, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã chậm lại. Ngay trong thời điểm cuối tháng 5 này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, cơ quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền. Các bộ, ngành, địa phương phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án, để hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này. BTV Đài TNVN bàn luận về nội dung này cùng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương.

Khắc phục đầu tư dàn trải, đẩy mạnh giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công (28/5/2021)

Năm 2020, giải ngân đầu tư công “lập đỉnh” trong 5 năm khi đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương 470.600 tỷ đồng). Tuy là một năm vô cùng khó khăn, việc thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng tạo nên mức tăng trưởng GDP 2,91%, đưa Việt Nam vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, sang đến đầu năm 2021 này, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã chậm lại. Ngay trong thời điểm cuối tháng 5 này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, cơ quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền. Các bộ, ngành, địa phương phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án, để hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này. BTV Đài TNVN bàn luận về nội dung này cùng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương.

Hàng XNK qua nhiều "cửa ải", chịu nhiều hình thức quản lý, doanh nghiệp khổ, người tiêu dùng thiệt (27/05/2021)

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Nhưng mở rộng các đối tượng, danh mục hàng chế biến phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không cần thiết và chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu khác hiện đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Vì sao có sự chồng chéo này? Làm sao cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành? Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bàn luận vấn đề này

Hàng XNK qua nhiều "cửa ải", chịu nhiều hình thức quản lý, doanh nghiệp khổ, người tiêu dùng thiệt (27/05/2021)

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Nhưng mở rộng các đối tượng, danh mục hàng chế biến phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không cần thiết và chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu khác hiện đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Vì sao có sự chồng chéo này? Làm sao cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành? Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bàn luận vấn đề này

“Nhân tài thật” nhìn từ câu chuyện đào tạo tiến sĩ (25/5/2021)

Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:

“Nhân tài thật” nhìn từ câu chuyện đào tạo tiến sĩ (25/5/2021)

Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này: