Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (12/8/2021)

Trong phiên họp đầu tiên của CP, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 11/8, Thủ tướng CP Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi NQ ĐH XIII của Đảng. Qua đó, tiếp tục bổ sung, góp phần hoàn thiện, phát triển lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trước đó, trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đầu tháng 7, CT nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh yêu cầu cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm và sau đó đã ký ban hành Kế hoạch 02 về xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Thực tế hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này được BTV Đài TNVN bàn luận cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VP QH.

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (12/8/2021)

Trong phiên họp đầu tiên của CP, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 11/8, Thủ tướng CP Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi NQ ĐH XIII của Đảng. Qua đó, tiếp tục bổ sung, góp phần hoàn thiện, phát triển lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trước đó, trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đầu tháng 7, CT nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh yêu cầu cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm và sau đó đã ký ban hành Kế hoạch 02 về xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Thực tế hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này được BTV Đài TNVN bàn luận cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VP QH.

Phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh nước lớn (5/8/2021)

Trước sự lây lan nguy hiểm của biến thể virus Delta, các quốc gia trên thế giới đang tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19, coi đây là biện pháp duy nhất để có thể thoát khỏi vòng xoáy dịch bệnh. Nhưng bức tranh tiêm chủng đang có sự phân hóa rất rõ nét giữa một bên là các quốc gia giàu có và sở hữu vaccine với một bên là các nước nghèo, các nước đang phát triển phải vật lộn tìm kiếm nguồn cung vaccine để khống chế dịch bệnh. Thậm chí nhiều người còn dùng hình ảnh “Một hành tinh – Hai thế giới” để nói về câu chuyện phân bổ vaccine trên toàn cầu. Vaccine Covid-19 được xem là chìa khóa để các quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng hơn thế, vaccine Covid-19 còn là một “vũ khí lợi hại” để các quốc gia gia tăng ảnh hưởng, làm “tăng nhiệt” cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn vốn đã rất nóng bỏng trong vài năm trở lại đây. Và một khi các nước lớn vẫn còn cạnh tranh “ngoại giao vaccine” thì sự phân bổ vaccine khó có thể đạt tới mục tiêu “công bằng” như nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi. BTV Đài TNVN trao đổi cùng Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về mối liên hệ giữa phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh nước lớn (5/8/2021)

Trước sự lây lan nguy hiểm của biến thể virus Delta, các quốc gia trên thế giới đang tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19, coi đây là biện pháp duy nhất để có thể thoát khỏi vòng xoáy dịch bệnh. Nhưng bức tranh tiêm chủng đang có sự phân hóa rất rõ nét giữa một bên là các quốc gia giàu có và sở hữu vaccine với một bên là các nước nghèo, các nước đang phát triển phải vật lộn tìm kiếm nguồn cung vaccine để khống chế dịch bệnh. Thậm chí nhiều người còn dùng hình ảnh “Một hành tinh – Hai thế giới” để nói về câu chuyện phân bổ vaccine trên toàn cầu. Vaccine Covid-19 được xem là chìa khóa để các quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng hơn thế, vaccine Covid-19 còn là một “vũ khí lợi hại” để các quốc gia gia tăng ảnh hưởng, làm “tăng nhiệt” cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn vốn đã rất nóng bỏng trong vài năm trở lại đây. Và một khi các nước lớn vẫn còn cạnh tranh “ngoại giao vaccine” thì sự phân bổ vaccine khó có thể đạt tới mục tiêu “công bằng” như nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi. BTV Đài TNVN trao đổi cùng Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về mối liên hệ giữa phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.