Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới (21/10/2021)

Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.

Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới (21/10/2021)

Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.

Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng ! (20/10/2021)

Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.

Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng ! (20/10/2021)

Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.

Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID-19 (14/10/2021)

Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm cấp gạo ATM miễn phí...đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ 4 này, rõ ràng, lực lượng thanh niên đã đóng góp công sức đáng kể vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Những nơi nóng nhất, những nơi là thách thức nhất, những nơi ranh giới sinh tử nhất cũng đều là có vai trò của các đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ. “Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID19” – nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự, nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021)

Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID-19 (14/10/2021)

Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm cấp gạo ATM miễn phí...đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ 4 này, rõ ràng, lực lượng thanh niên đã đóng góp công sức đáng kể vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Những nơi nóng nhất, những nơi là thách thức nhất, những nơi ranh giới sinh tử nhất cũng đều là có vai trò của các đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ. “Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID19” – nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự, nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021)