Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch -Mệnh lệnh từ trái tim (27/08/2021)

Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong. Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức và BV TW Huế đã đi vào vận hành để thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim” là cứu sống thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch, giảm áp lực quá tải cho hệ thống y tế tại TP Hồ Chí Minh. Qua thời gian đi vào vận hành, đội ngũ y bác sỹ tinh nhuệ của BV tuyến đầu đảm nhiệm điều trị cho bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch ra sao để đạt mục tiêu giảm tử vong? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. BS Lưu Quang Thuỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích người bệnh covid -19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.

Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch -Mệnh lệnh từ trái tim (27/08/2021)

Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong. Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức và BV TW Huế đã đi vào vận hành để thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim” là cứu sống thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch, giảm áp lực quá tải cho hệ thống y tế tại TP Hồ Chí Minh. Qua thời gian đi vào vận hành, đội ngũ y bác sỹ tinh nhuệ của BV tuyến đầu đảm nhiệm điều trị cho bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch ra sao để đạt mục tiêu giảm tử vong? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. BS Lưu Quang Thuỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích người bệnh covid -19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.

Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ? (24/8/2021)

Năm học mới đã bắt đầu, học sinh tại nhiều tỉnh, TP đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS-SV và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các cơ sở GD giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang khó khăn. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và dai dẳng đã tác động đến "túi tiền" của mọi người dân, nhiều gia đình không có hoặc thu nhập giảm mạnh, khiến vấn đề học phí trở thành gánh nặng tài chính với không ít gia đình trước thềm năm học mới, đặc biệt với những trường ngoài công lập – nơi có học phí lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi kỳ. Năm học này là năm thứ hai học sinh nhiều tỉnh, thành phố bị gián đoạn vì COVID-19, chuyển sang học online. Thế nhưng, một số cơ sở giáo dục khi chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ hẳn vẫn thu đủ học phí hoặc giảm không đáng kể. Học phí trở thành vấn đề “nóng” những ngày qua. Thu học phí thời COVID-19 thế nào là đúng và đủ? PGS TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Giám đốc Học Viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này.

Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ? (24/8/2021)

Năm học mới đã bắt đầu, học sinh tại nhiều tỉnh, TP đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS-SV và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các cơ sở GD giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang khó khăn. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và dai dẳng đã tác động đến "túi tiền" của mọi người dân, nhiều gia đình không có hoặc thu nhập giảm mạnh, khiến vấn đề học phí trở thành gánh nặng tài chính với không ít gia đình trước thềm năm học mới, đặc biệt với những trường ngoài công lập – nơi có học phí lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi kỳ. Năm học này là năm thứ hai học sinh nhiều tỉnh, thành phố bị gián đoạn vì COVID-19, chuyển sang học online. Thế nhưng, một số cơ sở giáo dục khi chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ hẳn vẫn thu đủ học phí hoặc giảm không đáng kể. Học phí trở thành vấn đề “nóng” những ngày qua. Thu học phí thời COVID-19 thế nào là đúng và đủ? PGS TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Giám đốc Học Viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này.

Ngoại giao vaccine và sự đồng hành của các nước cùng Việt Nam chung tay chống dịch bệnh Covid-19 (20/08/2021)

“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã được triển khai quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Những ngày gần đây, với nỗ lực vận động, đàm phán tích cực không ngừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã tiếp cận được ngày càng nhiều nguồn vaccine cũng như nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, kịp thời về vật tư y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất... từ nhiều quốc gia, đối tác thông qua các cơ chế cả song phương và đa phương. Chúng ta vì thế cũng vô cùng trân trọng tình cảm mà các nước dành cho chính phủ và nhân dân Việt Nam, từ đó tăng thêm động lực vượt qua đại dịch Covid-19.

Ngoại giao vaccine và sự đồng hành của các nước cùng Việt Nam chung tay chống dịch bệnh Covid-19 (20/08/2021)

“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã được triển khai quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Những ngày gần đây, với nỗ lực vận động, đàm phán tích cực không ngừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã tiếp cận được ngày càng nhiều nguồn vaccine cũng như nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, kịp thời về vật tư y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất... từ nhiều quốc gia, đối tác thông qua các cơ chế cả song phương và đa phương. Chúng ta vì thế cũng vô cùng trân trọng tình cảm mà các nước dành cho chính phủ và nhân dân Việt Nam, từ đó tăng thêm động lực vượt qua đại dịch Covid-19.

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) - Kỳ vọng của nhân dân (17/8/2021)

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid 19. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra tuần qua, Chính phủ đã bàn những nội dung hết sức quan trọng, thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thảo luận Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; tình hình và các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại năm 2021. Đây là những điều xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong nhiệm kỳ này. Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) - Kỳ vọng của nhân dân (17/8/2021)

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid 19. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra tuần qua, Chính phủ đã bàn những nội dung hết sức quan trọng, thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thảo luận Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; tình hình và các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại năm 2021. Đây là những điều xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong nhiệm kỳ này. Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.