Khơi thông dòng chảy tiêu thụ nông sản cho các tỉnh phía Nam (29/07/2021)

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh phía bam trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là 19 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ khi Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi vào hoạt động, các thành viên đã tích cực thực hiện việc tập hợp các đầu mối sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tính đến nay đã có gần 400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm như rau củ, trái cây, thủy sản, lương thực… đăng kí với Tổ công tác để hỗ trợ phân phối, tiêu thụ. Ngoài giúp người dân tổ chức sản xuất, đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm, Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh phía Nam cũng nỗ lực kết nối các đầu mối sản xuất - tiêu thụ để thúc đẩy lưu thông, tạo thành chuỗi giá trị nông sản, gắn kết từ sản xuất đến thị trường. Đây không chỉ là giải pháp cấp bách ứng phó trong tình hình thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh mà cũng chính là biện pháp căn cơ để xây dựng một nền nông nghiệp chất lượng, gia tăng giá trị và phát triển bền vững trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh, thành phía Nam.

Khơi thông dòng chảy tiêu thụ nông sản cho các tỉnh phía Nam (29/07/2021)

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh phía bam trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là 19 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ khi Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi vào hoạt động, các thành viên đã tích cực thực hiện việc tập hợp các đầu mối sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tính đến nay đã có gần 400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm như rau củ, trái cây, thủy sản, lương thực… đăng kí với Tổ công tác để hỗ trợ phân phối, tiêu thụ. Ngoài giúp người dân tổ chức sản xuất, đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm, Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh phía Nam cũng nỗ lực kết nối các đầu mối sản xuất - tiêu thụ để thúc đẩy lưu thông, tạo thành chuỗi giá trị nông sản, gắn kết từ sản xuất đến thị trường. Đây không chỉ là giải pháp cấp bách ứng phó trong tình hình thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh mà cũng chính là biện pháp căn cơ để xây dựng một nền nông nghiệp chất lượng, gia tăng giá trị và phát triển bền vững trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh, thành phía Nam.

Tin giả thời Covid-19 - bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn (22/7/2021)

Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.

Tin giả thời Covid-19 - bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn (22/7/2021)

Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.

Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu về VHNT: Áp lực và trách nhiệm với “ghế nóng” (16/7/2021)

Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật là giải thưởng lớn dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức; động viên, khuyến khích các tài năng tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Gần 25 năm qua kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã trải qua 5 đợt với hơn 140 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao. Năm 2021 này, sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, giới điện ảnh đang được phen xôn xao khi đạo diễn NSND Trần Văn Thủy “trượt” khỏi danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất cứ giải thưởng nào, bên cạnh chất lượng thì cũng phải xem xét đến uy tín. Không ai nghi ngờ những tác phẩm đã được trao giải, nhưng liệu còn bỏ sót tác phẩm xứng đáng? Đằng sau đó là sự khoa học của các tiêu chí, sự chuẩn xác và công tâm khi thẩm định. Đây cũng chính là vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm trong vòng 5 năm trở lại đây mỗi khi Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước công bố danh sách hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.

Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu về VHNT: Áp lực và trách nhiệm với “ghế nóng” (16/7/2021)

Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật là giải thưởng lớn dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức; động viên, khuyến khích các tài năng tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Gần 25 năm qua kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã trải qua 5 đợt với hơn 140 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao. Năm 2021 này, sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, giới điện ảnh đang được phen xôn xao khi đạo diễn NSND Trần Văn Thủy “trượt” khỏi danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất cứ giải thưởng nào, bên cạnh chất lượng thì cũng phải xem xét đến uy tín. Không ai nghi ngờ những tác phẩm đã được trao giải, nhưng liệu còn bỏ sót tác phẩm xứng đáng? Đằng sau đó là sự khoa học của các tiêu chí, sự chuẩn xác và công tâm khi thẩm định. Đây cũng chính là vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm trong vòng 5 năm trở lại đây mỗi khi Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước công bố danh sách hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.