Ngày đầu tiên TP.HCM thực hiện cách giãn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Khác với những ngày trước đó, tại các trung tâm mua sắm trên địa bàn đã không còn cảnh chen lấn mua hàng, nhiều quầy kệ thực phẩm thiết yếu đầy ắp hàng hóa.
- Quảng Nam: Đảm bảo người dân vùng sạt lở núi về nhà mới trước mùa mưa bão năm 2021- ĐBSCL: thiếu mắt xích liên kết trong sản xuất nông nghiệp- Khuyến nông đồng hành với bà con vùng sâu vùng xa
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Chính phủ với TPHCM bàn biện pháp chống dịch COVID19. Thủ tướng đồng ý để Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày mai, 9/7.- Nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá Việt Nam có cơ sở để ứng phó thành công với đợt dịch COVID19 lần thứ 4.- Sẽ xuất hiện một đợt lũ lớn ở khu vực Bắc Bộ, các địa phương miền núi phía Bắc chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.- Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án hành động ám sát Tổng thống Haiti.- Lực lượng chức năng Haiti đã tiêu diệt 4 đối tượng được cho là lính đánh thuê và bắt giữ hai đối tượng liên quan vụ ám sát này.- Số ca tử vong do COVID19 trên toàn cầu vượt mức 4 triệu người. Tổ chức Y tế thế giới gọi dấu mốc mới này là "thảm kịch" và kêu gọi các quốc gia đặc biệt cảnh giác khi mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội, giao thương.
Nhờ theo sát cơ sở, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Long An đã kịp thời phát hiện một doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm xã hội của công nhân lao động hàng tỉ đồng, có nguy cơ không đòi được. Lãnh đạo công đoàn Các khu công nghiệp đã trực tiếp vào cuộc, được sự trợ giúp của Liên đoàn lao động tỉnh Long An, số tiền nợ đã được trả đủ cho công nhân lao động
Tình hình chậm đóng BHXH tiếp tục gia tăng, trong đó, việc chậm đóng BHXH chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2020 ghi nhận sự gia tăng chậm đóng BHXH ở doanh nghiệp nhà nước. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Số người đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn có chiều hướng gia tăng.
Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định về đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- Chính phủ ban hành Nghị quyết về 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với tổng số tiền khoảng 26 nghìn tỷ đồng.- Quảng Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.- Ngày 2/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hành trình 45 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực, phát huy truyền thống sáng tạo, kiên cường, đổi mới để xứng đáng với niềm vinh dự đó.- Nguy cơ xung đột giữa Nga và Nato gia tăng, khi 2 bên đều thực hiện hàng loạt cuộc tập trận tại Biển Đen.- 130 quốc gia tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ra tuyên bố ủng hộ một khung thuế quốc tế.
- Phỏng vấn Trung tá Đỗ Văn Sơn, Chính ủy Lữ đoàn 955, BTL Vùng 4 Hải quân. - Hỗ trợ ngư dân vươn khơi mùa biển động - Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Mô hình hiệu quả, thiết thực
Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779 thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19; tiếp đó ngày 5/6, Chính phủ đã ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và phát động toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài chung sức đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh. Hành động này không những thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả, phúc lợi của nhân dân làm đầu. Chủ trương xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine giảm áp lực cho ngân sách là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và mang nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể.
58% số hộ nghèo đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 2,75%, 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hết năm 2020, 30 huyện thoát khỏi huyện nghèo. Đó là những kết quả đạt được sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 76 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Qua thực tiễn triển khai các chính sách về giảm nghèo cũng như Nghị quyết 76 của Quốc hội cho thấy, giảm nghèo bền vững đạt được khi động lực và quyết tâm thực hiện giảm nghèo phải từ chính người dân, của chính quyền địa phương, không phụ thuộc vào sự bao cấp cho không của Nhà nước. Đây cũng chính là vấn đề chủ đạo được nêu lên trong phiên họp thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Hội đồng Dân tộc tổ chức mới đây. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không được lơ là, mất cảnh giác trước biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2, đồng thời xây dựng các kịch bản về chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình- Gói thầu số 4 và số 5 Dự án nâng cấp Quốc lộ 24 qua tỉnh Kon Tum chậm tiến độ đã ảnh hưởng đến qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Tây Nguyên- Lần đầu tiên Nga cử tiêm kích mang được tên lửa siêu thanh ra ngoài lãnh thổ- Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu công khai những thông tin liên quan các vật thể bay không xác định
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)