Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An) và PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện CT-QG Hồ Chí Minh) bàn luận về vấn đề này.
Chủ nghĩa Xã hội: Sự lựa chọn vì nhân dân.- Mối quan hệ Mỹ - Trung: Lại “căng” khi Washington và đồng minh đồng loạt cáo buộc Bắc Kinh can thiệp tấn công mạng.- Loạt bài Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết”, “mở” song hành. Bài 2: Vừa muốn quản lý chặt, vừa muốn thúc đẩy thương mại điện tử – thuận lợi và khó khăn.- Nông dân Sông Mã (Sơn La) phấn khởi thu hái nhãn xuất khẩu sang EU.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, nước ta đã vượt ngưỡng 50 nghìn ca mắc Covid 19 kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 vào ngày 27/4, trong đó, dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Và từ 0h sáng 19/7, 16 tỉnh thành khu vực này bắt đầu giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nâng tổng số địa phương phải giãn cách theo chỉ thị này lên con số 19. Khó khăn, vất vả là điều người dân các tỉnh phía Nam không thể tránh khỏi khi thực hiện giãn cách xã hội, song điều quan trọng hơn cả lúc này, đó là tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch, tinh thần đoàn kết vì cộng đồng không để ai bị đói, bị bỏ lại phía sau để vượt qua giai đoạn cam go. Trong văn bản hỏa tốc gửi các địa phương về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: việc thực hiện chỉ thị 16 không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích của cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước. Vậy cùng với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương, mỗi người dân cần một tinh thần như thế nào trong giãn cách xã hội? TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh bàn luận về nội dung này.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 cho 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Tại TPHCM và khu vực Đông Nam bộ, việc chuẩn bị, sắp xếp phương án giao thông, vận chuyển hàng hóa cho các địa phương đã được gấp rút thực hiện. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉ thị về giãn cách xã hội, thì một số địa phương còn băn khoăn về việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa, thực phẩm trong những ngày tới.
Ngày 18/7, kỷ niệm 44 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Cay-sỏn Phom-vi-hẳn ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào.- Từ 0h sáng 19/7 có thêm 16 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.- Liên bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn họp trực tuyến với các Sở của 19 tỉnh, thành phố tìm giải pháp về nguồn hàng và phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương, trong đó đề nghị sớm mở cửa trở lại một số các chợ truyền thống có đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.- Bộ Y tế đã thành lập kho thiết bị y tế dã chiến ở Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 2.000 máy thở và nhiều trang thiết bị khác, chủ động phục vụ điều trị bệnh nhân.- Thành phố Đà Nẵng lúng túng khi xảy ra dịch trong Khu công nghiệp.- Đại diện Chính phủ Afganistan và lực lượng Taliban quay trở lại bàn đàm phán hòa bình tại thủ đô của Ca-ta.- Bế mạc Liên hoan phim Cannes, bộ phim “Ti-tan” của nhà làm phim người Pháp giành giải Cành cọ vàng.
Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã và đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Hiện nay, dịch covid-19 đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngay trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, mặc dù đã có sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, tuy nhiên, ở nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thậm chí đã có tình trạng người dân không tiếp cận được với nguồn thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày… Nguyên nhân do đâu? Những vấn đề gì đặt ra - cần phải tháo gỡ trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch - nhìn thực tế từ TP Hồ Chí Minh? Nội dung này được bàn luận trong 45 phút của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh):
Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.
Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam?- Làng thời trang thế giới sôi động trở lại, với sự tái xuất của 3 “Ông lớn” Dio, Chanel và Balenciaga.- Người lao động nghèo TP.HCM xúc động khi cán bộ phường tới tận nhà trao tiền hỗ trợ.
Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo từ xa được coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bồi dưỡng, trau dồi, lan tỏa kiến thức để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Việc cập nhật kiến thức, công nghệ và các giải pháp mới để tiếp cận học tập và trang bị kiến thức thành công đã “chắp cánh” cho rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khởi đầu sự nghiệp và mang lại thành công, cho doanh nghiệp- Với việc cập nhật kiến thức “mọi lúc, mọi nơi” thông qua hình thức trực tuyến và có tính kế tiếp ở nhiều trường đại học hiện nay và nhiều trường hợp kết nối “xuyên biên giới” cũng là cách trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng, giúp các doanh nhân định hướng chiến lược, lường trước rủi ro và có cách thức vượt qua thách thức đại dịch. Công nghệ đã kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp với nhau khá thành công. Chương trình Khởi nghiệp bàn chủ đề: “Đào tạo từ xa – kết nối doanh nhân khởi nghiệp lại gần”. Khách mời của chương trình là TS. Bùi Kiên Trung, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch CTCP CF Group.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)