Không chỉ những nông sản có giá trị cao kinh tế cao như sầu riêng, mắc ca, cà phê... mà cả trong sản xuất lúa, nông dân cũng không còn tình trạng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nữa. Trước đây trong quy trình sản xuất lúa, vất vả và ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là khâu phun thuốc diệt rầy, vì chủ yếu dùng sức người. Tại các mô hình liên kết sản xuất, hầu hết các khâu sản xuất, từ chuẩn bị đất cho đến thu hoạch lúa đều được cơ giới hóa. Một số HTX xã đã tiến tới quản lý nước, sâu rầy, dịch bệnh thông qua app điện thoại thông minh. Cách làm này không chỉ mang lại hiệu quả cao hơn mà còn giải phóng được nhiều sức lao động của nông dân.
HTX Nông nghiệp Phước Hảo ở tỉnh Trà Vinh là đơn vị được thực hiện thí mô hình lúa chất lượng cao, phát thải thấp với kỹ thuật canh tác tiên tiến. Qua 2 vụ sản xuất thí điểm, năng suất lúa luôn cao hơn từ 0,8 - 1 tấn/ha so với năng suất lúa sản xuất thông thường ngoài mô hình. Với kỹ thuật sạ cụm, lượng giống chỉ cần 60 kg/ha so với 120 - 150 kg/ha như trước đây. Ngoài ra, lượng phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đáng kể; hạn chế đổ ngã, tỷ lệ hạt chắc cao giúp năng suất cũng cao hơn. Cách canh tác tiên tiến này đã đạt lợi nhuận hơn 46 triệu đồng/ha, tăng hơn 7 triệu đồng/ha so với canh tác theo tập quán cũ.
- Đăk Nông: Gieo niềm tin với nông nghiệp hữu cơ.
- Tăng cường tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
- Xây dựng vườn mẫu nâng tầm nông thôn mới ở Quảng Nam.
Bình luận