VOV1 - Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp qua các chương trình hỗ trợ, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân và ngành nông nghiệp. Việc ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
VOV1 - Những năm gần đây, nông dân ở nhiều địa phương đã dần thay đổi phương thức canh tác nhằm tiệm cận hơn với nền nông nghiệp thông minh. Những mô hình canh tác tiên tiến này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản mà còn giúp giải phóng sức lao động và thu được lợi nhuận cao hơn.
VOV1 - Canh tác ữu cơ là con đường được nhiều quốc gia sản xuất nông nghiệp trên thế giới lựa chọn. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập và triển khai mô hình này nhằm mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Trên toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Các quốc gia Liên minh châu âu, Mỹ,Nhật Bản đều đã áp dụng và phát triển mạnh mẽ hệ thống nông nghiệp này. Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khoẻ, cùng với sự gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những năm gần đây, xu hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang dần phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.Nhận thấy xu hướng phát triển của xã hội, hướng tới một nền nông nghiệp xanh - sạch - đẹp, vừa canh tác an toàn sinh học, vừa cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm sạch cho cuộc sống đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, nhiều doanh nông trẻ đã ra nhập thị trường. Trong đó, có không ít phụ nữ khởi nghiệp thành công, trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên đất đai, sản phẩm thế mạnh của địa phương, áp dụng quy trình sản xuất xanh, sạch, công nghệ chế biến sâu để làm ra các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với môi trường và sức khỏe của ngưởi tiêu dùng. Khách mời là chị Dương Thị Thơm - Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bắc Thái và chị Phạm Thị Hương - Giám đốc HTX Nông trại hữu cơ Thái Bình.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông nhưng sản phẩm hữu cơ chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường này chỉ chiếm phần nhỏ. Do đó, trước mắt cần xác định việc tập trung cho thị trường trong nước. Vậy giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nông nghiệp của Việt Nam? - Khách mời: TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu. Để phát huy có hiệu quả thế mạnh này cũng như nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản của tỉnh, cùng với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Đồng đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL - bảo vệ sản xuất và dân sinh trong biến đổi khí hậu. - Mục Nông thôn chuyển động là nội dung: “Mở đường lớn” cho khu vực HTX bứt phá. - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. - Nuôi cá lồng kết hợp du lịch trải nghiệm ở tỉnh Hòa Bình.
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN
- Bài học về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt từ câu chuyện gạo ST25 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển - Sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp hữu cơ - Phòng chống dịch bệnh mùa nóng cho đàn vật nuôi
- Hải Dương: Dần gỡ khó cho tiêu thụ nông sản- Nâng cao thu nhập với sản xuất hữu cơ theo chuỗi- Hiệu quả từ mô hình nuôi cá hồi ở Lào Cai
Đang phát
Live