
Đến nay, nhiều địa phương đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập và THPT chuyên năm học 2024-2025. Theo đó, hầu hết địa phương vẫn giữ nguyên phương án tổ chức thi để tuyển sinh như năm học trước, một số địa phương điều chỉnh về số môn thi.
Những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc ở các cơ sở giáo dục đại học tăng theo từng năm. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp cho biết, sau khi tuyển dụng đều phải thực hiện đào tạo lại, kể cả một số tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, nhiều trường trong Quân đội có lợi thế về đào tạo nhưng nhiều học sinh lại lo ngại điểm thi đầu vào khá cao cùng với các điều kiện, tiêu chí thi vào trường Quân đội khá khắt khe nên chưa lựa chọn học trường Quân đội. Trong năm học 2024-2025, các trường trong Quân đội sẽ tuyển sinh những ngành nghề trọng điểm nào và các điều kiện để thi tuyển năm nay có gì mới không? - Khách mời: Trung tướng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Oanh - Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng.
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có sự thay đổi đó là học sinh chỉ thi tốt nghiệp với 4 môn theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Với những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp, nhiều trường đại học cho biết, những thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển sinh, bởi các trường hiện sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển không phụ thuộc nhiều vào kết quả kỳ thi này. Trong bối cảnh tự chủ đại học, các trường sẽ đưa ra phương thức phù hợp nhất để chọn người học phù hợp.
Hai thủ khoa tổ hợp A00 (Toán-Lý-Hóa) toàn quốc kỳ thi Tôt nghiệp THPT năm 2023 với 29,35 điểm đều trượt nguyện vọng 1 ngành khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội. Câu chuyện vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận cho tới thời điểm này. Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều thí sinh khác trên cả nước hiện được điểm số cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng. Thực tế những năm qua cho thấy rất nhiều thí sinh điểm khá cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn trượt nguyện vọng 1, thậm chí rớt đại học. Hàng loạt băn khoăn đặt ra từ câu chuyện này như Thủ khoa toàn quốc gần 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 có phải là chuyện quá kỳ lạ? Cách tính điểm của ĐH Bách khoa liệu có gây thiệt thòi cho thí sinh? Nếu nhìn ở góc độ tự chủ đại học cho thấy điều gì? Phải chăng cần phải xem xét lại việc đổi mới tuyển sinh khi để các trường đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển dẫn tới rối loạn? Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Trưởng khối THPT, Tổ trưởng Tổ tự nhiên THCS&THPT Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang lý giải rõ hơn câu chuyện này.
Sáng nay (16/08), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024. Cùng với tiếp tục nâng cao chất lượng, mục tiêu mà ngành đặt ra trong năm học mới đó là tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với năm học trước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tới dự và phát biểu tại hội nghị
Đến đầu tháng 8, hầu hết các quận huyện tại TP.HCM dần hoàn thiện khâu tuyển sinh và phân tuyến đầu cấp đợt 1 và tuyển bổ sung đợt 2 nếu còn chỉ tiêu. Đây cũng là năm đầu tiên TP.HCM có 3 quận được thí điểm dùng bàn đồ GIS để bố trí, chọn trường học cho phù hợp. Tuy nhiên qua thực tế triển khai vẫn cho thấy không ít khó khăn cần điều chỉnh, khắc phục.
Thời điểm này vẫn là lúc mà các thí sinh cân nhắc, lựa chọn ngành và trường đại học để đăng ký nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2023. Các trường đại học cũng đã đưa ra mức điểm sàn nhận đăng ký nguyện vọng xét tuyển để thí sinh biết và lựa chọn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, căn cứ vào dữ liệu phổ điểm thi tốt nghiệp THPT thì mức điểm trúng tuyển ở các tổ hợp môn thuộc khối tự nhiên sẽ có xu hướng giảm, trong khi đó tổ hợp môn có liên quan đến Ngữ Văn và Ngoại ngữ lại có khả năng sẽ tăng vì nguồn tuyển dồi dào hơn so với năm trước.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 17 giờ ngày 30/7, Hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học của Bộ sẽ kết thúc việc nhận đăng ký của thí sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều thí sinh chưa thực hiện đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo thí sinh cần nhanh chóng đăng ký nguyện vọng, không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng, bởi rất dễ xảy ra tình trạng nghẽn mạng do có quá nhiều người cùng truy cập đăng ký.
Từ ngày 1/7, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện tuyển sinh đầu cấp với khối lớp 1. Điểm mới trong công tác tuyển sinh đầu cấp Hà Nội năm nay là trong hồ sơ của học sinh không yêu cầu giấy xác nhận thông tin về cư trú. Dù tuyển sinh theo mô hình trực tuyến, nhưng có khá đông phụ huynh vẫn đến trường để nhờ hỗ trợ cũng như hoàn thiện luôn hồ sơ cho con. Các trường đều bố trí cán bộ, giáo viên và chuẩn bị sẵn máy tính để hỗ trợ phụ huynh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tước quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm đối với một số trường đại học do vi phạm về tuyển sinh. Nguyên nhân là do các trường này từng tuyển vượt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh công bố hàng năm. Bên cạnh việc tước quyền tự xác định chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho trường theo quy định. Điều đáng nói đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng nhiều trường vi phạm, tuyển vượt chỉ tiêu. Cuối năm 2022, Thanh tra Bộ GD-ĐT có quyết định xử phạt hành chính 78 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu của mùa tuyển sinh 2021. Phải chăng mức xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu như hiện nay là quá nhẹ nên không có nhiều tác dụng răn đe. Thậm chí có trường sẵn sàng tuyển vượt và cũng sẵn sàng chịu phạt. Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng này để siết lại kỷ cương trong tuyển sinh khi mùa tuyển sinh 2023 đang tới gần? TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Nguời có nhiều năm nghiên cứu giáo dục đại học cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live