
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển và tổng chỉ tiêu tuyển sinh. So với năm 2022, phương án tuyển sinh của các trường không có nhiều thay đổi, chỉ có một vài điều chỉnh về tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển. Một trong những điểm thay đổi rõ nét trong tuyển sinh năm nay là số lượng trường đại học, đại học sử dụng kết quả từ kỳ thi riêng như: kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy… để xét tuyển tăng lên. Cùng với đó, vẫn có nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Việc nở rộ các phương thức xét tuyển, các kỳ thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực khiến thí sinh và phụ huynh lo lắng. Hiện nhiều thí sinh đang loay hoay trong việc lựa chọn các kỳ thi. Vậy làm sao để cân bằng giữa chất lượng đào tạo và quyền lợi của thí sinh? Chúng tôi bàn nội dung này cùng sự tham gia của chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền - Hệ thống giáo dục Học mãi.
Việt Nam đang thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các trường đào tạo đang làm gì để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện đã có nhiều trường đại học trên cả nước công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023. Ngoài các ngành đào tạo truyền thống, nhiều trường đại học mở thêm ngành học mới để thu hút thí sinh. Việc này bước đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực của chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học, giúp đa dạng hoá dịch vụ đào tạo, hạn chế tình trạng độc quyền đối với một số ngành nghề, gây sức ép cạnh tranh để mọi đơn vị đào tạo, mọi ngành nghề đều phải đổi mới, nâng cao chất lượng. Về phía người học, thí sinh có thêm nhiều lựa chọn những ngành học mới, tại nhiều trường ĐH khác nhau trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, tốc độ mở rộng các ngành đào tạo quá nhanh có thể gây ra những tác động ngoài mong đợi. PGS TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Truờng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Động lực nào cho kinh tế Việt Nam năm 2023- Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Thành lập 3 đoàn kiểm tra đột xuất các cây xăng trên địa bàn thành phố- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ ở Đà Nẵng, thực hiện tốt phương châm: “Đảng mạnh từ cơ sở”- Tuyển sinh 2023: Phương án xét tuyển giữ ổn định như năm ngoái
Mùa tuyển sinh 2023 nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy. Với các học sinh sẽ dự thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm nay, việc tham gia kỳ thi riêng của các trường là một giải pháp để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành yêu thích. Hiện các trường đã công bố thời gian tổ chức các kỳ thi riêng, trong đó đợt thi sớm nhất bắt đầu vào tháng 3 tới.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển và tổng chỉ tiêu tuyển sinh. So với năm 2022, phương án tuyển sinh của các trường không thay đổi nhiều, chỉ có một vài điều chỉnh về tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển.
Nhằm giúp học sinh lớp 12 năm học 2022-2023 chủ động, có nhiều thời gian chuẩn bị cho kỳ xét tuyển đại học năm 2023, nhiều trường đại học trong cả nước đã công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2023. Điểm khác biệt rõ là chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của nhiều trường giảm so với năm ngoái.
Thời điểm này, một số trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023, trong đó đưa ra mốc thời gian tổ chức các kỳ thi riêng để học sinh lớp 12 nắm các thông tin và có kế hoạch đăng ký cũng như ôn tập thật tốt. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh lớp 12 sẽ bước vào giai đoạn thi cử tại các kỳ thi riêng để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, dự kiến mùa thi sẽ được bắt đầu từ tháng 3 năm sau.
Kết thúc đợt xác nhận nhập học theo kết quả xét tuyển bằng điểm thi trung học phổ thông, nhiều trường đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu và tổ chức nhập học cho tân sinh viên. Nhìn lại mùa xét tuyển đại học năm nay cho thấy, việc thí sinh đổ xô lựa chọn những ngành học “hot” khiến điểm chuẩn ở một số ngành năm nay tăng đột biến. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học cơ bản lại rất trầy trật trong việc tuyển sinh. Đến nay vẫn có gần 100 trường đại học tiếp tục xét tuyển bổ sung, mỗi trường từ vài chục đến vài nghìn chỉ tiêu, trong đó rất nhiều ngành khoa học cơ bản được các trường xét tuyển chỉ ở quanh mức 5 đến 6 điểm một môn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.- Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến xem xét quyết định và ban hành nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm nay.- Các trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn tuyển sinh với nhiều ngành tăng so với năm ngoái từ 2-4 điểm, cá biệt có ngành tăng từ 9 đến 11 điểm. Điểm trúng tuyển cao nhất thuộc về Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), với mức 30,5 điểm.- Thi công dự án điện mặt trời, đơn vị thi công san lấp phá nhầm hơn 5 ha rừng ngoài ranh giới đất dự án tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.- Tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bị đe dọa khi Hàn Quốc và Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo.- Thêm một cơ chế an ninh mới xuất hiện trên thế giới khi Australia, Anh và Mỹ thông báo thiết lập cơ chế an ninh 3 bên.
Đang phát
Live