
Để đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ tốt cho kỳ thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) yêu cầu các Công ty Điện lực lập phương án và tổ chức đảm bảo điện tại các địa điểm tổ chức thi trên địa bàn Thành phố.
Năm học 2024-2025, thành phố Đà Nẵng tuyển sinh gần 12.000 chỉ tiêu vào các trường THPT công lập. Trong khi đó 69 trường THCS có hơn 18.000 học sinh. Như vậy, hơn 6.000 học sinh sẽ không đỗ các trường THPT công lập. Vì vậy, tỷ lệ “chọi” vào lớp 10 ở Đà Nẵng năm học tới là cuộc đua căng thẳng. Tuy vậy, tùy theo điều kiện kinh tế, năng lực, sở thích…, phụ huynh, học sinh có thể lựa chọn các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để học tập.
Mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học tiếp tục xét tuyển sinh theo nhiều phương thức như: xét theo kết quả điểm tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập bậc phổ thông, xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét theo kết quả các kỳ thi riêng… Với các thí sinh, việc các trường có nhiều phương thức xét tuyển thì cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ có nhiều “cánh cửa” để vào đại học. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các trường thực hiện nhiều phương thức xét tuyển nhưng phải đảm bảo công bằng giữa các thí sinh ở các vùng miền.
Ngày 12/5, học sinh ở TP.HCM kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng vào lớp 10. Sau đó, dựa trên số lượng đăng ký và chỉ tiêu mà Sở Giáo dục và Đào tạo TP sẽ xem xét giao thêm chỉ tiêu cho những trường đảm bảo cơ sở vật chất, giáo viên cũng như nhu cầu đăng ký. Đây là điểm mới nhất trong tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay tại TP.HCM.
"Các trường tư thục phải tạo điều kiện để cho các học sinh có thể rút lại hồ sơ để nhập học vào các trường công lập." Đó là yêu cầu của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương về tuyển sinh lớp 10 tại hội nghị hướng dẫn xét tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2023-2024; tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2024-2025; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của thành phố tổ chức sáng nay (16/04).
Những năm gần đây, học sinh tốt nghiệp THCS, THPT ngày càng có thêm nhiều lựa chọn bậc học, cơ sở đào tạo với nhiều ưu việt phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh. Vậy giữa các giai đoạn chuyển cấp học sinh nên lựa chọn dựa trên những căn sở nào là tốt nhất? - Khách mời: Tiến sĩ Trần Xuân Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội.
Năm nay, khối các trường quân đội bổ sung thêm 2 hình thức xét tuyển mới và sẽ tổ chức sơ tuyển sinh từ ngày 15/3 đến hết 20/5.
Chính phủ công bố Quy hoạch tỉnh Điện Biên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên là trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng Trung du và niền núi Bắc Bộ- Bế mạc Hội báo toàn quốc 2024- Hàng nghìn thí sinh tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 nhằm định hướng chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân- Nga bước vào ngày bầu cử Tổng thống cuối cùng với số lượng cử tri đi bỏ phiếu gần 59%
Năm 2024, ngành giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu đào tạo hơn 2,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ nghề. Ngay từ đầu năm nay, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh những ngành nghề “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Dù đây là ngành công nghiệp nhiều tiềm năng, thế nhưng nguồn nhân lực chỉ đáp ứng 20% yêu cầu của thị trường. Trong năm 2024, nhiều trường đại học thông báo mở chuyên ngành liên quan đến thiết kế vi mạch, bán dẫn và những ngành gần thuộc lĩnh vực điện- điện tử nhằm đón đầu nhu cầu nhân lực.
Đang phát
Live