Tại thành phố Đà Nẵng có 33 khu đất với hơn 200 hécta được Nhà nước giao cho các đơn vị, doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh, hiện đã hết thời hạn cho thuê. Nhiều đơn vị hết hạn thuê từ lâu nhưng vẫn chây ì không chịu trả đất, trong khi cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chậm thu hồi, gây bức xúc trong nhân dân. Đây cũng là một trong những vấn đề nóng được Đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng chất vấn tại kỳ họp cuối năm nay.
Một trong những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng đó là, việc xử lý tài sản liên quan đến các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế còn chậm; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp so với tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại. Bất cập này không mới, đã được nêu trong nhiều báo cáo công tác phòng chống tham nhũng trước đó. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để thu hồi tài sản tham nhũng đạt?
Để cán bộ không còn phải đi trên dây.- Một năm Thỏa thuận hòa bình Abraham và những tác động khu vực.- Loạt bài "Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển”, bài 1: Bất cập trong thu hồi đất biến nông dân thành “thầy kiện”.- Nhà máy thu khí CO2 lớn nhất thế giới tại Iceland đi vào hoạt động.
Thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững.- Phải tranh thủ từng phút, từng giờ, đặt hiệu quả lên hàng đầu và huy động mọi nguồn lực để chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.- Đừng để tin giả cản bước cuộc chiến phòng, chống Covid 19.- Thanh tra Chính phủ kiến nghị Hà Nội thu hồi hơn 42 tỉ tiền sai phạm tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT, nếu các đơn vị liên quan không thực hiện thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý.- Hàn Quốc và Triều Tiên khôi phục đường dây nóng, nhất trí cải thiện quan hệ song phương.- Trước thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Tuynidi, cộng đồng quốc tế quan ngại và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.
Công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” trong xử lý các trường hợp tham nhũng, nhất là các vụ án kinh tế lớn. Tuy vậy, lợi dụng những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt trong việc thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chưa cao, một số đối tượng đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vậy, cần nhận diện những ý đồ xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ra sao và điều đặc biệt quan trọng hơn là làm sao để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo đạt được hiệu quả? Việc thu hồi tài sản tham nhũng cần được quy định chặt chẽ như thế nào? Khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ- Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế lớn với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm”. Trong đó, việc thu hồi tài sản thất thoát đang là vấn đề trọng tâm và là một trong những mục tiêu chính trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Chỉ thị 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Tuy vậy, việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do tham nhũng vẫn đạt hiệu quả thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập, cần sớm khắc phục. Chương trình Đối thoại hôm nay có chủ đề: “Thu hồi tài sản tham nhũng – Những bất cập cần khắc phục”. Với sự tham gia của hai vị khách mời: ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính Phủ và ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. /.
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đây là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục hậu quả của vụ án, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên đáng tiếc, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Theo con số được đưa ra tại phiên họp 52 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào đầu năm 2021 thì riêng trong giai đoạn 2016-2021 tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 80 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53,9%. Như vậy là vẫn còn tới hơn 70 nghìn tỷ đồng chưa được thu hồi. Con số này tương đương khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020. Trước những vấn đề đang đặt ra trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 đã có Chỉ thị số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng theo tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư có những điều gì cần quan tâm và cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng? Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ bàn luận về vấn đề này.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 bài học cần rút ra khi chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác phòng, chống COVID-19 trong hơn 1 năm qua.- Các thành viên Hội đồng bầu cử Quốc gia tiếp tục hoạt động giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026, tại nhiều địa phương trên cả nước.- Sơn La đã trở thành tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 cả nước, sau 5 năm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả và phát triển HTX nông nghiệp.- Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, ngay sau khi Mỹ thông báo áp lệnh trừng phạt tài chính lên quan chức Trung Quốc đại lục và Hồng Kông liên quan đến việc thay đổi hệ thống bầu cử của Đặc khu này.- Pháp phát hiện biến chủng Sar-cov2 mới có khả năng “vô hiệu hóa” xét nghiệm PCR.
Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn. Trước đó, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng từng có văn bản đề nghị Hà Nội, TPHCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Thế nhưng, thu hồi xe cũ không phải dễ, bởi xe cộ là tài sản công dân, và là công cụ của hàng triệu người nghèo... Vậy cần xây dựng lộ trình và khung pháp lý như thế nào cho việc thu hồi này, đặc biệt là với người nghèo đang dùng những chiếc xe cũ để mưu sinh?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)