Sáng nay 29/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). PV Xuân Lan thông tin:
Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV lần này, 1 trong số các dự thảo luật mà Quốc hội xem xét và cho ý kiến là Luật Đầu tư công (sửa đổi), bên cạnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đây là 1 trong các dự thảo luật do Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng. Luật Đầu tư công sửa đổi lần này có nhiều nội dung mới, cởi mở, kiến tạo sự phát triển, đột phá về tư tưởng và quan điểm quản lý đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công. PV Xuân Lan thông tin:
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đầu tư cho phát triển điện lực phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đặt quyết tâm hiện thực hoá “mục tiêu kép”, đó là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Sau gần 20 năm thi hành và trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023), Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Theo kế hoạch, ngày mai (26/10) Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ và ngày 07/11 tới đây Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật này. Với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn Dự luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển “đột phá” cơ sở hạ tầng điện, phóng viên Nguyên Long thực hiện loạt bài 3 kỳ “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”. Bài đầu tiên có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực”.
Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
Nhiều nước phương Tây đang “đứng ngồi, không yên” khi mới đây Tổng thống Nga Putin tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân của nước này. Tuyên bố được coi là thông điệp “cứng rắn” của Nga gửi các nước phương Tây đang hỗ trợ Ukraine tấn công lãnh thổ Nga.
Hội thảo “Đổi Mới Sáng Tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y Dược” được Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/09 ở Hà Nội. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh thị phần của thuốc generic (một dạng bản sao của thuốc phát minh đã hết bản quyền) đang ngày càng bị thu hẹp thì ngành Dược Việt Nam cần chuyển sang sản xuất thuốc sinh học và thuốc sinh học tương tự.
Đang phát
Live