VOV1 - Luật Điện lực sửa đổi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng là 3 trong số những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2 này.
Sáng 02/01, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số 01/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đây là thông tư mới, quan trọng, liên quan đến quyền, lợi ích của người bệnh khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có quy định: Ban hành danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được 100% mức hưởng theo phạm vi, quyền lợi người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu, không phải có phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam, có quy mô diện tích hơn 660 héc-ta- Qua rà soát của Bộ Tư pháp, sẽ có 184 luật cần sửa đổi khi tinh gọn bộ máy- Làng miến Bình Lư ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu hối hả vào vụ tết- Sáng nay, lần đầu tiên Thủ tướng Thái Lan phát biểu trước công chúng sau 3 tháng nắm quyền- Hãng công nghệ Apple tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI vào các ứng dụng gốc của iphone- Liên đoàn bóng đá thế giới thông báo các nước đăng cai tổ chức World Cup 2030 và 2034
Với tỷ lệ hơn 92%, ngày 27/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Luật Công đoàn (sửa đổi) có 37 điều, tăng 4 điều so với Luật Công đoàn năm 2012. Theo đánh giá chung, Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá, như: mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên; quy định cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn...Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Công đoàn phân tích những điểm mới và bàn luận về việc làm sao để Luật Công đoàn sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực.
Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), quy định mức doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng/năm; đánh thuế 5% đối với phân bón.- 2 nhà khoa học của Việt Nam được bầu chọn là viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới.- Khai mạc Techfest 2024 thúc đẩy giải pháp khởi nghiệp sáng tạo hướng đến kỉ nguyên vươn mình của dân tộc.- Nam thanh niên 18 tuổi chết não hiến tạng, 7 đơn vị tạng đã được ghép cho 7 trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế.- Chính phủ Israel chuẩn bị bỏ phiếu thông qua thoả thuận ngừng bắn trong 60 ngày với lực lượng Hezbollah.- Thị trường tài chính toàn cầu chao đảo khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa đánh thuế với hàng hóa của Trung Quốc, Canada và Mexico.- Trung Quốc phát triển thành công hệ thống cáp đầu tiên trên thế giới có khả năng tiếp cận điểm sâu nhất dưới đáy đại dương để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu hàng hải.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nhiều ý kiến bày tỏ cần thiết sửa đổi Luật này đảm bảo tính thực chất, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát.
Theo Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 2025, Quốc hội giao Chính phủ trình cấp có thẩm quyền việc khởi động lại điện hạt nhân. Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 12/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền và được đồng ý về chủ trương tái khởi động điện hạt nhân. Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã cho thấy chủ trương tái khởi động điện hạt nhân ở Việt Nam. Qua trả lời phỏng vấn PV VOV1, ông Lê Đại Diễn - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo hạt nhân, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh cần quyết tâm chiến lược trong phát triển điện hạt nhân.
Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15, theo kế hoạch, ngày mai (07/11/2024) Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật điện lực (sửa đổi).
Tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong khi nhiều đại biểu tán thành với đề xuất chuyển từ diện không chịu thuế GTGT sang diện chịu thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng có đại biểu nêu quan điểm nên giữ như quy định hiện hành, nghĩa là không đánh thuế 5% với mặt hàng phân bón. Lý do được đưa ra là người nông dân sẽ phải gánh khoản thuế này. Tuy nhiên, TS Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam khẳng định, việc áp thuế GTGT 5% sẽ đảm bảo cạnh tranh công bằng, tốt hơn cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân tiêu dùng sản phẩm phân bón.
Chống lãng phí: Từ chủ trương đến hành động.- Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực.- Kho bạc Nhà nước đảm bảo thời gian kiểm soát chi ngắn nhất, đưa vốn đầu tư công đến công trình sớm nhất.- Israel cấm cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc hoạt động: nguyên nhân và hệ lụy.
Đang phát
Live