
-Không ngừng sáng tạo để làm chủ tương lai - Những ngành "hot" trong năm 2022
“Tiêu thụ hơn 200 tấn rau, 11 tấn tôm, 12,5 tấn cá, 55 tấn gà vịt cho nông dân; sửa chữa gần 600 máy tính, trao tặng 11 máy tính cũ, 125 điện thoại, 850 sim data tốc độ cao cho học sinh, sinh viên khó khăn học tập…”- Đó là một phần rất nhỏ trong hoạt động của đoàn viên thanh niên huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho người dân trong đại dịch COVID lần thứ tư vừa qua. Thủ lĩnh của những thanh niên này là anh Nguyễn Đức Lộc - Bí thư Huyện đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hình ảnh rất quen thuộc của người dân trong lúc cao điểm của dịch vừa qua là anh Lộc cùng các đoàn viên thanh niên đã tình nguyện xuống đồng, vườn để hỗ trợ nhân dân thu hoạch nông sản, vận chuyển miễn phí vào thành phố Vinh tiêu thụ. Dưới trời nắng chang chang, những giọt mồ hôi lăn dài trên gương mặt anh và các shipper áo xanh để thực phẩm được chuyển từ điểm tập kết đến từng hộ dân. Đội thanh niên tình nguyện của anh đã có mặt trên 29/29 xã, thị trấn để hỗ trợ cho hơn 8.000 trường hợp có trang thiết bị, máy tính phục vụ việc học online. Anh Nguyễn Đức Lộc chia sẻ về hoạt động hỗ trợ này.
Đà Nẵng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.- Những sáng kiến của anh Nguyễn Đức Lộc- Bí thư Huyện đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về mô hình giúp người dân vượt qua đại dịch.
Khéo tay, vẽ đẹp, hát hay, múa giỏi… nhưng thầy Nguyễn Hữu Quyết lại không theo đuổi con đường nghệ thuật, mà quyết định chọn nghề giáo. Ngay từ khi học Đại học Sư phạm Hà Nội, chàng sinh viên khi ấy đã đem khả năng đó vào việc sáng tạo các đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy từ các loại rác thải tái chế. Nhặt nhạnh, gom góp, hoặc xin lại ở các quán nước vỉa hè quanh trường,. rất nhiều rác phế liệu đã được đôi tay khéo léo của thầy Quyết “biến hóa” thành bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới, chùa Một cột, cầu Thê Húc, chậu cây, cốc cắm hoa khô... Sau khi tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội đợt 1 năm 2020 (chỉ sau 3,5 năm học tập), thầy Nguyễn Hữu Quyết đã về trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) giảng dạy môn Giáo dục công dân. Trong tổ bộ môn này, thầy Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn đã cùng nhau sáng tạo thêm những đồ dùng giảng dạy từ rác thải tái chế. Mới đây, đề tài “Bảo tàng mini” do thầy Nguyễn Hữu Quyết làm chủ nhiệm, cùng thầy Nguyễn Anh Tuấn, cô Hà Thị Huyền và sinh viên Nguyễn Văn Thanh (trường Đại học Văn hoá Hà Nội) đã đạt giải Nhì cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu năm 2021. Thầy Nguyễn Hữu Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải tái chế, qua mô hình “Bảo tảng mini” này.
Khéo tay, vẽ đẹp, hát hay, múa giỏi… nhưng thầy Nguyễn Hữu Quyết lại không theo đuổi con đường nghệ thuật, mà quyết định chọn nghề giáo. Ngay từ khi học Đại học Sư phạm Hà Nội, chàng sinh viên khi ấy đã đem khả năng đó vào việc sáng tạo các đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy từ các loại rác thải tái chế. Nhặt nhạnh, gom góp, hoặc xin lại ở các quán nước vỉa hè quanh trường,. rất nhiều rác phế liệu đã được đôi tay khéo léo của thầy Quyết “biến hóa” thành bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới, chùa Một cột, cầu Thê Húc, chậu cây, cốc cắm hoa khô... Sau khi tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội đợt 1 năm 2020 (chỉ sau 3,5 năm học tập), thầy Nguyễn Hữu Quyết đã về trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) giảng dạy môn Giáo dục công dân. Trong tổ bộ môn này, thầy Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn đã cùng nhau sáng tạo thêm những đồ dùng giảng dạy từ rác thải tái chế. Mới đây, đề tài “Bảo tàng mini” do thầy Nguyễn Hữu Quyết làm chủ nhiệm, cùng thầy Nguyễn Anh Tuấn, cô Hà Thị Huyền và sinh viên Nguyễn Văn Thanh (trường Đại học Văn hoá Hà Nội) đã đạt giải Nhì cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu năm 2021. Thầy Nguyễn Hữu Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải tái chế, qua mô hình “Bảo tảng mini” này.
Mới đây, Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 (AIPA-42) tổ chức theo hình thức trực tuyến, với chủ đề “Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025” đã hoàn thành chương trình nghị sự với sự tham gia của các nước thành viên, quan sát viên và khách mời. Trong thông cáo chung được đưa ra, có những ý kiến, kiến nghị của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm trường đoàn, đã khẳng định, sự kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam.
Nhằm mang vaccine ngừa COVID-19 đến từng người dân, một số quốc gia đã triển khai sáng kiến tiêm chủng lưu động, được cộng đồng hưởng ứng tích cực. Những sáng kiến này được cho là sẽ giúp các nước tăng tỉ lệ tiêm chủng, tiến tới giành chiến thắng trong cuộc chiến đại dịch.
Diễn ra trong bối cảnh thế giới đã bước sang năm thứ hai của đại dịch Covid-19, đồng thời hàng loạt các vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế nổi lên, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh vừa qua đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng. Trong đó, kết quả đáng chú ý là lãnh đạo các nước G7 đã thông qua kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (gọi tắt là B3W). Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước thu nhập thấp và trung bình trên phạm vi toàn cầu, B3W được đánh giá là kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự đối trọng với sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Chương trình hôm nay sẽ làm rõ hơn sáng kiến Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn và những kỳ vọng được các nước G7 hướng đến.
Triển khai kết quả năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, ngày hôm qua (08/6/2021), Diễn đàn Các bên tham gia triển khai Kế hoạch Công tác giai đoạn 4 (2021-2025) của Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Diễn đàn lần này nhằm triển khai Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 4 (2021-2025), đã được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tháng 11/2020 tại Việt Nam.
- Sốt đất và những hệ lụy: làm thế nào kiểm soát? -Quảng Ngãi: Dân sống mòn mỏi cạnh nhà máy xi măng -Công nhân viên chức lao động thủ đô tích cực hưởng ứng chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”
Đang phát
Live