Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 26/07/2023). Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ), với mục tiêu TKNL đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Cùng với đó, Quy hoạch cũng nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo, “coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng”.
Tháng 7/2023 được ghi nhận là tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới và có thể là tháng nóng “chưa từng thấy” trong hàng nghìn năm qua.- Vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội và phương pháp xác định giá đất là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận tại Hội thảo Lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), do Ủy ban kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng nay.- Hôm nay tròn 28 năm Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 28 năm qua là hành trình ghi đậm dấu ấn của Việt Nam chung tay vì một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng.- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai đang diễn ra tại Nga, Tổng thống Putin cam kết ủng hộ các hoạt động đa lĩnh vực của Liên minh châu Phi nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, mở rộng hội nhập chính trị và kinh tế cho khu vực này.
Tại hội thảo tham vấn “Xây dựng Chiến lược Truyền thông về Năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm nay (27/6/2023) tại Hà Nội, các bên liên quan đều nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng; Và để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển năng lượng bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính đề ra tại Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch Điện 8) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "sẽ ưu tiên các giải pháp truyền thông trên môi trường số".
Nắng nóng gay gắt, thời tiết khắc nghiệt, hiện tượng El nino kéo dài khiến mực nước ở nhiều hồ thuỷ điện xuống thấp không thể phát điện, gây thiếu điện ở miền Bắc. Một trong các giải pháp hữu hiệu được đưa ra nhằm giảm áp lực thiếu điện, phải cắt điện luân phiên chính là tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện, nhất là trong các thời gian cao điểm nắng nóng. Lượng điện tiết kiệm được trong lúc thiếu điện càng nhiều ý nghĩa.
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc khiến nhu cầu tiêu dùng điện tăng cao đột biến, gây quá tải lưới điện dẫn đến mất điện. Khô hạn, thủy điện phát hạn chế dẫn đến thiếu điện cục bộ. Nhiều địa bàn của Hà Nội và khu vực miền Bắc đã bị sa thải phụ tải, cắt điện luân phiên. Một trong các giải pháp hữu hiệu được đưa ra chính là tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện trong các thời gian cao điểm nắng nóng này. Vì sao lại như vậy? Ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương sẽ thông tin về vấn đề này; Đồng thời, tư vấn các biện pháp sử dụng điện đúng cách trong các thời gian cao điểm nắng nóng - theo dự báo sẽ còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt diễn ra ở miền Bắc trong các tháng 6, 7 & 8 tới đây.
Thời tiết nắng nóng gay gắt, song những ngày gần đây tình trạng cắt điện tại nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, trong đó có cả Thủ đô Hà Nội khiến đời sống, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương vẫn khẳng định về khả năng đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới. -Trong các giải pháp mà ngành Công Thương tính đến, có nhắc tới vai trò của các dự án năng lượng tái tạo có giá chuyển tiếp (là các dự án điện gió, điện mặt trời đã không kịp tiến độ để được hưởng giá ưu đãi - giá FIT), với tổng công suất đặt nguồn điện này khoảng 4.600MW. -“Làm sao để phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo?” là chủ đề của Câu chuyện thời sự - với sự tham gia bàn luận của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
Sau nhiều giờ đàm phán tại Viên (Viennae), Áo ,Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu trong cả năm 2024. Sau quyết định của OPEC+, giá dầu thế giới dự kiến tăng mạnh nửa cuối năm 2023.
Dữ liệu thống kê cho thấy, doanh số bán xe năng lượng mới (NEV) ở Trung Quốc chiếm 60% tổng doanh số của thế giới trong 4 tháng đầu năm nay. Hiện nay, phần lớn doanh số bán xe điện toàn cầu tập trung ở 3 thị trường lớn – Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.
Vượt qua những khó khăn của khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt - của 2 mùa mưa to, nắng gắt - cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang sinh sống, làm việc trên các đảo tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời để sản xuất điện. Điện mặt trời ở đây được phát huy, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất và đời sống thay vì phải chạy máy phát điện như trước đây. Ghi nhận của PV Nguyên Long trong chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cuối tháng 5/2023 vừa qua.
“Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức sáng nay (26/05) tại Hà Nội.
Đang phát
Live