Giá than thế giới tăng mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp đang sử dụng tỷ lệ than nhập khẩu (trên tổng than sử dụng trong ngành) cao, như xi măng (chiếm 66%), sắt thép (chiếm 88%), phân bón (74% và nhiệt điện (khoảng 24%). Việc ổn định sản xuất, đảm bảo nguồn cung than trong nước gắn với bình ổn giá than trong nước, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong bối cảnh giá các mặt hàng năng lượngtrên thế giới liên tục tăng cao, trong đó có giá than.
Thế giới hiện đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, mang tính chất đặc thù và phức tạp hơn. Những ngày gần đây, giá năng lượng, giá khí đốt và giá điện hiện đang tăng đồng loạt tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Hệ quả là tình trạng mất điện diện rộng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc, châu Mỹ, trong khi châu Âu phải đối mặt với việc thiếu hụt xăng dầu, khí đốt. Riêng tại châu Âu, giá khí đốt tại châu lục này đã tăng vọt 170% kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” lần thứ IV.- Bộ Y tế mở rộng đối tượng tiêm vắc xin ngừa Covid 19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.- Từ chiều và tối nay, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi trên 100 mm.- Các Bộ trưởng Tài chính G20 tán thành thỏa thuận toàn cầu nhằm đảo bảo công bằng và cải thiện hệ thống thuế doanh nghiệp.- Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida giải tán Hạ viện để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
Từ lâu, năng lượng đã trở thành lá bài chiến lược, cũng chính là nguồn cơn căng thẳng trong mối quan hệ phức tạp giữa Liên minh châu Âu (EU) - Nga và Ucraina. Một lần nữa, chủ đề này lại được xới lên tại Hội nghị thượng đỉnh Ucraina - EU lần thứ 23 vừa diễn ra tại thủ đô Ki-ép của Ucraina. Trong bối cảnh dự án đường dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng từ Nga sang Đức đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ Béc-lin phê duyệt, dự báo có thể cắt giảm nguồn thu lớn của quốc gia trung chuyển là Ucraina; liệu châu Âu sẽ phải xử lý ra sao - không chỉ vấn đề năng lượng mà còn hàng loạt tồn tại trong quan hệ với “điểm nút chiến lược” phía Đông này? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhiên liệu vào mùa Đông đang gõ cửa từng gia đình tại châu Âu khi giá năng lượng tăng đột biến. Tình hình ngày càng nghiêm trọng đang khiến giới chức châu Âu “lo sốt vó”, thậm chí còn nảy sinh nhiều bất đồng và chia rẽ trong việc tìm giải pháp xử lý vấn đề này.
Xây dựng quy hoạch năng lượng có ý nghĩa quan trọng với ngành năng lượng Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều này, công tác dự báo, thu thập dữ liệu thông tin là rất cần thiết cho phép các nhà hoạch định chính sách tiếp cận được với những nguồn dữ liệu đồ sộ của ngành năng lượng, giúp công tác điều hành được thực hiện dễ dàng thuận lợi, đồng thời có thể đưa ra được những quyết sách hợp lý và hiệu quả. Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (EVEF), Liên minh châu Âu (EU) và CHLB Đức hỗ trợ Bộ Công thương Bộ Công Thương những bước đầu tiên trong việc thành lập hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam.
Thiếu điện – một câu chuyện không mới và là thực trạng mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra ở nền kinh tế lớn như Trung Quốc, những thiệt hại và nhiều câu chuyện kéo theo đó rất đáng quan tâm. Khủng hoảng điện ở Trung Quốc không những khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà còn làm chậm nền kinh tế của quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân của chuyện thiếu điện tại Trung Quốc cũng có thể là bài học cho phần còn lại của thế giới trong việc cân bằng bài toán năng lượng cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 39 ra tuyên bố chung, khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch hành động năng lượng ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2025.- Các trường đại học bắt đầu công bố điểm trúng tuyển đợt 1. Thống kê sơ bộ cho thấy, điểm trúng tuyển của các trường đều tăng.- Thành phố Hà Nội cho phép một số loại hình dịch vụ được phép hoạt động từ 12 trưa mai. Cũng từ ngày mai, TP.HCM sẽ thí điểm triển khai thực hiện thẻ Xanh COVID-19 gắn với mã QR cá nhân ở Quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ cùng nhiều điều chỉnh hoạt động của các ngành nghề kinh doanh.- Quan hệ giữa Trung Quốc và Anh căng thẳng sau động thái Anh cấm Đại sứ Trung Quốc tham dự sự kiện ở Tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Luân đôn.- Iran và tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế vừa đạt được một số đồng thuận nhằm mở đường cho việc mở lại con đường ngoại giao và nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân.
- Cần có cơ chế đột phá để khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo - Phỏng vấn TS Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Triển vọng phát triển kinh tế xanh từ các startup
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
Đang phát
Live