Theo báo cáo dựa trên dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hydro xanh dự kiến “vẽ lại bản đồ tài nguyên và năng lượng toàn cầu vào đầu năm 2030, tạo ra một thị trường trị giá 1.400 tỷ USD/năm vào năm 2050.” Công ty tư vấn kiểm toán Deloitte cho rằng các nhà xuất khẩu hydro xanh chủ chốt nhiều khả năng sẽ là Bắc Phi. Quả thực nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Ai Cập đang có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Liệu Bắc Phi có thể trở thành trung sản xuất và xuất khẩu hydro xanh hàng đầu thế giới?
Chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Thời gian cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi hệ thống điện không còn công suất dự phòng gây ra tình trạng thiếu điện cục bộ, nhất là ở khu vực miền Bắc. Việc tiết kiệm điện vừa giúp giảm áp lực cung cấp điện, giảm áp lực phải xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, vừa góp phần bảo vệ môi trường do giảm phải sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào như dầu thô, than đá…, qua đó giảm thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
Nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến thực phẩm phát triển theo hướng xanh, bền vững, sáng nay Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Quỹ Đối tác Chuyển dịch năng lượng Đông Nam tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam”.
Bài 2 loạt bài “Vốn đầu tư vào Tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”, với nhan đề: “Vốn lớn: nguồn nào?”- PV chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên về xu hướng dịch chuyển đầu tư khu đô thị phía Đông Hà Nội.
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
Hôm nay (09/08), Panasonic phối hợp với UBND huyện Nam Trà My thực hiện chương trình Tài trợ đèn năng lượng mặt trời trao tặng cho người dân tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Chương trình được thực hiện như một phần của sáng kiến toàn cầu của Panasonic mang tên “Light up the future” (tạm dịch: “Thắp sáng tương lai”).
Thời gian qua, Hungary và Áo vẫn tiếp tục các chính sách hợp tác năng lượng với Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Bộ Ngoại giao Hungary mới đây cho biết, nguồn cung khí đốt Nga rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của nước này và hiện chưa thể thay thế. Còn chính phủ Áo mới đây cũng cho biết, sẽ tuân thủ hợp đồng dài hạn với Gazprom Nga dù đã đảm bảo các nguồn khí đốt thay thế. Việc cả Hungary và Áo "lội ngược dòng" khi vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ucraina cho thấy châu Âu vẫn bất đồng về trừng phạt ngành năng lượng Nga. Đằng sau động thái “trên bảo dưới không nghe” của Hungary và Áo khi tiếp tục hợp tác năng lượng với Nga là gì?
Trước sức ép biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, sản xuất ô tô điện sử dụng năng lượng mới (bao gồm điện và các nhiên liệu thân thiện môi trường như hydro) đang trở thành thách thức với nền công nghiệp ô tô thế giới. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho ngành sản xuất ô tô Trung Quốc nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ mới và giảm thuế cho doanh nghiệp.
Ngày 3/8, truyền thông Hungary đưa tin, Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kế hoạch trị giá 2,36 tỷ euro, tương đương 2,6 tỷ đô la Mỹ của Hungary để nước này có thể tăng tốc đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo.
Ý kiến của Bộ Công Thương tại “Báo cáo về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam” gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7 vừa qua đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều - khi Bộ này cho rằng: “không cần ban hành cơ chế khuyến khích để lắp đặt điện mặt trời mái nhà”. Vì chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước, mỗi gia đình lắp đặt 01kW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà (khoảng 2.600MW) cho cả kỳ Quy hoạch (năm 2021-2030) được đặt ra trong Quy hoạch điện 8…”. Từ thực tế những vướng mắc trong việc phát triển ĐMTMN thời gian qua cho thấy, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn cần những cơ chế ưu đãi đủ mạnh mới khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc - nơi đang thiếu hụt nguồn cung điện lớn trong các thời gian cao điểm mùa khô.
Đang phát
Live