Hiện nay ở một số mỏ than vùng Quảng Ninh đang tồn đọng một lượng lớn đất đá lẫn than, ước tính có thể lên tới hàng triệu tấn. Sản phẩm này có lẫn một lượng than khoảng 20% sinh ra do quá trình bóc, mở vỉa, hoặc đào đường lò mới. Nhằm triệt để thu hồi tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các đơn vị phát huy tối đa dây chuyền thiết bị và các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than từ đất đá lẫn than và các sản phẩm ngoài than. Xác định hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến than - khoáng sản tác động không nhỏ đến môi trường nên TKV chú trọng gắn chặt sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Nỗ lực “xanh”: cần thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ từ “đầu tàu kinh tế”.- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?.- Hiệu quả khi khu công nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Hôm nay, 06/09/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tiếp tục phát động 3 giải thưởng toàn quốc về sử dụng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng năm 2023, bao gồm: Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp; Giải thưởng hiệu quả trong các công trình xây dựng & Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất. Các hồ sơ xuất sắc nhất của hạng mục TKNL trong công nghiệp và công trình xây dựng sẽ được lựa chọn dự thi Giải thưởng TKNL ASEAN.
Những bác tài chạy đường dài, đặc biệt chạy đêm đòi hỏi một sức bền tốt hơn là những bác tài công việc lái xe theo giờ hành chính. Để có sức bền như vậy, các anh Nạp năng lượng cho mình như thế nào với mỗi chuyến đi?
- Cần thêm những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó - Truyền thông về tiết kiệm năng lượng: Cần coi trọng chủ thể tuyên truyền và sử dụng năng lượng - Ngành du lịch Khánh Hoà sớm về đích các chỉ tiêu năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam tham dự HNCC ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 04-07/09/2023 tại Jakarta, Indonesia.-Giá lúa tiếp tục tăng cao khi nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt-Với số ca mắc sốt xuất huyết lên tới gần 5.600, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo thời gian tới, dịch bệnh này sẽ tiếp tục bùng phát mạnh nếu Hà Nội không có những giải pháp quyết liệt -Ít nhất 53 người tử vong vì tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh.-Chính quyền quân sự Ga-bông bước đầu có những động thái và cam kết ổn định tình hình.-Giá năng lượng tại một số nước châu Âu đang tăng mạnh.
Nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng đến toàn xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thời gian qua nhiều cơ quan báo chí đã không ngừng nâng cao chất lượng; đổi mới nội dung, hình thức, phương tiện kỹ thuật, công nghệ làm báo trong thời đại “số hóa”. Nhờ vậy, tính hiệu quả trong công tác này ngày càng được nâng cao. Qua đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trụ cột quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Các nghiên cứu cho thấy, do nhiều nguyên nhân, việc sử dụng năng lượng còn lãng phí, chưa hiệu quả. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp có thể lên tới 25-30%; tại các tòa nhà, công trình xây dựng là tương đối lớn, từ 10- 40%. Đánh giá cao công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, chuyển biến từ ý thức sang hành động TKNL, song, góp ý tại Diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững” do Hội nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 30/08/2023 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, cần coi trọng các chủ thể tuyên truyền và sử dụng năng lượng trong công tác truyền thông về TKNL.
- ASEAN có tiềm năng tạo ra 90-100 tỷ đô-la doanh thu bền vững vào năm 2030 - Indonesia sẽ sử dụng xe điện để phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 - Singapore mở rộng thí điểm chăm sóc bệnh nhân tại nhà, nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện công
Đang phát
Live