Giảm dần phân, thuốc hóa học, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng ở miền núi tỉnh Khánh Hòa. Xu hướng này bắt đầu thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.
Nhiều sản phẩm ở miền núi tỉnh Khánh Hòa vừa được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc chế biến sâu, phục vụ du lịch đang trở thành hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản miền núi, góp phần bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo- Những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công thương.
Thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa nhưng với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản… Giải pháp nào thúc đẩy kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tiềm năng của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo?
Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản sau khi Hà Nội đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát có yếu tố bất thường.- Hàng chục thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết ngay tại Hội chợ Thương mại Việt – Trung lần thứ 23.- Các tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu có mưa to với lượng mưa trên 100mm, nguy cơ gây lũ quét, sạt lở đất.- Nhóm gồm 70 Đại sứ Liên hợp quốc ra tuyên bố chung kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động liên quan tới tình hình ở Dải Gaza.- Trong bối cảnh giá vàng tăng cao, nỗ lực khai thác lại kim loại quý này từ bảng mạch điện tử đã qua sử dụng và rác thải điện tử đang trở thành xu hướng “bùng nổ” tại Nhật Bản.
Mấy năm gần đây, 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì thường xuyên các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Qua đó, kết nối tiêu thụ nông sản vùng cao, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần bảo tồn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.
Quốc hội thảo luận về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024.- Các hãng thông tấn, báo chí quốc tế viết về kinh tế - xã hội Việt Nam với sự lạc quan về tăng trưởng.- Do mưa to trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhiều địa phương miền núi xảy ra ngập cục bộ, sạt lở nhiều điểm.- Giao tranh vũ trang đồng loạt bùng phát tại nhiều chiến trường khu vực Trung Đông.- Lionel Messi giành giải thưởng Quả Bóng Vàng 2023.
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Mưa lớn những ngày qua gây ra nhiều điểm sạt lở đất đá trên một số tuyến đường ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ đang được khẩn trương triển khai.
Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Đang phát
Live