Chuyện gia đình - cha mẹ thống nhất quan điểm, nuôi dạy con tốt hơn.- Campuchia - Biến phế phẩm nông, lâm nghiệp thành chất đốt dạng viên nén, bảo vệ môi trường.- Giải phóng mặt bằng "0 đồng" ở miền núi Yên Bái.
Có đường là có tất cả, kinh tế phát triển, mua bán dễ dàng, sự nghiệp học hành của con em cũng thuận lợi hơn... Với suy nghĩ đó, người dân ở vùng cao, miền núi tỉnh Yên Bái đã hào hứng hiến đất làm đường, trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp. Phóng sự “Chuyện giải phóng mặt bằng 0 đồng ở vùng cao Yên Bái” sau đây của phóng viên CQTT Tây Bắc nói về những người dân vùng cao, miền núi đã tự nguyện hiến đất làm đường mà không đòi hỏi bất kỳ chính sách nào.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Những mô hình, kinh nghiệm hay trong chuyển đổi số đã được chia sẻ tại Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc”, tổ chức ngày hôm nay (9/6) tại tỉnh Yên Bái. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi số và phát triển kinh tế số ở khu vực rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng còn nhiều khó khăn này.
Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần hiệu quả bảo vệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn. Nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình này xen canh các loại cây ngắn hạn đem lại thu nhập ổn định.
Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững ở các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; người dân tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Tỉnh Quảng Nam tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để từng bước hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại khu vực miền núi phía Tây gắn với các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa để thu hút du khách. Phấn đấu đến năm 2025, miền núi Quảng Nam đón 600.000 lượt khách du lịch mỗi năm, tạo việc làm trực tiếp cho 4- 5 ngàn lao động. Du lịch được kỳ vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo cú hích giúp người dân miền núi tỉnh Quảng Nam tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống.
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Bana. Tiềm năng du lịch xanh của địa phương này khá lớn nhưng chưa được phát huy tương xứng. Ngành Du lịch tỉnh Bình Định đang tìm hướng khai thác hiệu quả loại hình du lịch này.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Đang phát
Live