Bất cứ ai sinh ra, lớn lên cũng đều muốn gắn bó với quê hương, muốn có điều kiện làm việc tốt, cuộc sống ổn định ngay tại mảnh đất quê hương mình. Việc phải rời quê đi nơi khác mưu sinh là việc chẳng đừng… Ở tỉnh miền núi Sơn La - nơi có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, dòng chảy lao động trẻ đổ về các thành phố lớn với nhiều cơ hội việc làm cũng đang diễn ra. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ đã chọn bỏ phố về quê lập nghiệp, hay bám trụ vùng cao, đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với khát vọng góp sức thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh, hùng cường. Vậy, làm thế nào để nuôi dưỡng, phát triển hoài bão trên chính mảnh đất quê hương cho thanh niên vùng khó? Bài viết của nhóm PV VOV Tây Bắc đề cập thực tế này.
Ở khu vực miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống mặc dù có kết nối Internet, sử dụng dịch vụ thư điện tử để giao dịch và khai thác thông tin qua mạng. Nhưng người dân vẫn đến Bộ phận một cửa của UBND huyện, xã để kê khai, làm các thủ tục bằng hình thức truyền thống. Điều này cho thấy thực hiện chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng khó khăn vẫn là một thách thức lớn.
- Bộ Nội vụ đề xuất các trường hợp không bắt buộc sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023-2030. - Chuyển đổi số ở vùng dân tộc miền núi: Những thách thức.
- Liên kết vùng “là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Những năm qua, chủ trương liên kết vùng của Đảng và Nhà nước đã từng bước được hiện thực hóa, tạo bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách... đòi hỏi phải sớm có các giải pháp khắc phục. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay (8/2) sẽ dành toàn bộ thời lượng để phân tích, làm rõ nội dung này.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.
Chỉ sau hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 tăng tới 70%- Dù kinh tế tăng trưởng âm 7% nhưng Tp. HCM vẫn thu ngân sách tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái- Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động phòng chống đói rét cho gia súc- Nga tuyên bố đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” đã sẵn sàng cho xuất khẩu- Thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng của năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp với một loạt “kỷ lục buồn” ghi nhận ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ
Xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội được đặt vào vị trí ưu tiên giải quyết trong phát triển xã hội. Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, xác định là một mục tiêu quan trọng phát triển đất nước. Nhiều năm qua Đảng, nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều Nghị quyết, chính sách, chương trình xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc
Sau 3 ngày làm việc, chiều nay (9-12), Kỳ họp cuối năm 2021, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị bế mạc, thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng. Trong đó, có Đề án đầu tư xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Mưa lớn kéo dài mấy ngày qua khiến khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều điểm sạt lở. Tại huyện miền núi cao Nam Trà My, một quả đồi lớn bất ngờ đổ sập xuống đường, rất may không có thiệt hại về người.
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng có nhiều nông dân trồng cây ăn quả cho thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Đang phát
Live