Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, công nghiệp chế biến nông sản. Tỉnh Khánh Hòa đang tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư vào huyện miền núi này.
Khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa vốn có nhiều tiềm năng, lợi thế đang được tiếp tục đầu tư về hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những cung đường ấn tượng miền núi phía Bắc - không chỉ thử thách tay lái bởi sự hiểm trở mà còn cuốn hút bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Từ đèo Ô Quy Hồ sương mờ bảng lảng, đến Mã Pí Lèng cheo leo giữa mây trời, những cung đường này không chỉ là thử thách tay lái mà còn là hành trình đầy trải nghiệm, để lại dấu ấn khó quên trong lòng mỗi bác tài. Các bác tài đã từng chinh phục những cung đường nào của miền núi phía bắc ? hãy cùng chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, những kỷ niệm không thể nào quên trên hành trình ấy cùng với Bạn hữu đường xa.
Đợt mưa lũ lịch sử do bão số 3 gây ra vừa qua đã cuốn trôi và làm thiệt mạng hàng trăm người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiệt hại về tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Có những ngôi làng bị vùi lấp hoàn toàn và đến nay vẫn còn những thi thể chưa được tìm thấy. Thiệt hại về người chắc chắc sẽ còn lớn hơn nếu không có các thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn, tận tình cấp cứu, điều trị cho người bị nạn trong cơn lũ dữ. Phóng sự của phóng viên Văn Hải ghi lại những hình ảnh y, bác sỹ với tấm áo blue trắng đẫm bùn nước, hết lòng cứu người bệnh trong mưa lũ.
Ở tỉnh miền núi Sơn La, mô hình “Ngôi nhà xanh gây quỹ từ thiện” của các cấp hội Phụ nữ thu hút được đông đảo hội viện phụ nữ và nhân dân tham gia. Bởi đây không chỉ là nơi tập kết rác thải nhựa, mà tiền bán phế liệu thu được từ “Ngôi nhà xanh” còn được sử dụng gây quỹ từ thiện, giúp đỡ các hội viên, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
Khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn đã yêu cầu tăng cường các biện pháp chủ động phòng chống bão, hạn chế thiệt hại xảy ra.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã tự nguyện hiến đất ở, đất vườn, hỗ trợ công lao động làm đường, xây dựng các công trình trường học, nhà văn hoá thôn. Việc làm này góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.
Đang phát
Live