
VOV1 - Bộ Chính trị yêu cầu cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu... phải giữ mình trong sạch, không tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu.
Lãng phí được xem là một trong những “căn bệnh làm nghèo đất nước”. Hiện nay, nước ta bước vào giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, công tác chống lãng phí là vấn đề mang tính thời sự. Bên cạnh việc chống tham nhũng rất cần đẩy mạnh chống lãng phí. Đây là vấn đề được đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Năm 2024: Nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn”, ngành GTVT dẫn đầu về giải ngân đầu tư công.- Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.- Doanh nghiệp ngày càng quan tâm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt “tinh, gọn, mạnh” bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong. Sáng nay (23/12) tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Tại diễn đàn, đại diện các đơn vị, địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp tập trung phân tích, làm rõ thực trạng, thảo luận những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn; đề xuất các giải pháp thiết thực phòng, chống lãng phí...
Ngay tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có 2 công trình ký túc xá được Nhà nước đầu tư gần 150 tỷ đồng từ 10 năm trước nhưng nhiều năm qua không sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng, lãng phí tài sản công. Nội dung này được các đại biểu đặt ra tại tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa diễn ra hôm nay (13/12).
Nhiều dự án trong các lĩnh vực, từ cầu đường, bệnh viện, công trình hạ tầng đến các dự án bất động sản, gặp vướng mắc không triển khai được, nằm phơi nắng mưa. Chưa có con số thống kê nguồn vốn, tài sản trong các dự án này bị lãng phí, nhưng chắc chắn là một con số rất lớn. Chia sẻ bên hàng lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, chống lãng phí, thất thoát từ các dự án chậm tiến độ là quan trọng nhất, cần rà soát, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Trong một nỗ lực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động nhằm thiết lập một cơ chế dài hạn để giảm thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm đến cuối năm 2027.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.- Tiếp tục kỳ họp thứ 8, sáng nay Quốc hội nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.- Tỉnh Bình Định đề xuất thí điểm khai thác dịch vụ taxi bay - loại hình vận tải hoàn toàn mới, đang được thử nghiệm tại một số quốc gia.- Xung đột Nga – Ucraina diễn biến phức tạp khi các bên đang chuẩn bị sẵn sàng cho một sự leo thang tiềm ẩn, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân.- Liên minh châu Âu (EU) tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% từ hôm nay.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Bởi lãng phí gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên; gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Đây cũng là thông điệp trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Với chủ đề “Chống lãng phí - từ chủ trương đến hành động”, Tiến sĩ Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cùng bàn luận câu chuyện này.
Sắp xếp lại, tinh gọn đơn vị hành chính là chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản công dôi dư đang là vấn đề khiến nhiều địa phương đau đầu. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nếu không có phương án xử lý sớm thì hàng trăm, hàng nghìn công sở bị bỏ không, xuống cấp, đồng nghĩa với việc gây lãng phí lớn nguồn ngân sách. Đồng thời đề xuất, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết thực trạng này cũng như quy trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản công….
Đang phát
Live