Gỡ khó bài toàn thiếu vacxin- Xử lý kịp thời các hành vi bảo kê buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả- Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, những nỗ lực của Nhật bản khẳng định vị thế và uy tín trên trường quốc tế- Chính phủ yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công- Cần Thơ: Lan tỏa việc học tập và làm theo Bác từ những điều nhỏ nhất- Tây Ban Nha chiết xuất nước từ sương mù giải quyết tình trạng thiếu nước
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 15, tại phiên họp thứ 23, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Đa số các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng lãng phí trong lĩnh vực quản lý ngân sách, đầu tư công, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công vẫn đáng lo ngại và cần có giải pháp triệt để hơn.
Tiếp tục chương trình phiên họp 23, sáng nay, cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Ủy ban TVQH đề nghị khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ, giao vốn đầu tư công. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đầu tư công.
Để tránh lãng phí thực phẩm, một nhà hàng ở thành phố Malmo, miền nam Thụy Điển đã sử dụng những nguyên liệu thực phẩm sắp bị bỏ đi để chế biến những món ăn vẫn giàu dinh dưỡng để phục vụ thực khách. Thông điệp của nhà hàng là muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề lãng phí thực phẩm.
Bỏ hoang, cho thuê, khai thác sai mục đích, sai công năng để trục lợi là những bất cập trong quản lý nhà, đất sử dụng cho mục đích công cộng hiện nay. Đáng nói, tình trạng này xảy ra ở nhiều địa phương làm nguồn lực của nhà nước bị thất thoát nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Bất cập này cần được xem xét khi sửa đổi Luật đất đai. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.
Sáng nay (24/2), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM để nghe báo cáo về tình hình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo việc cung ứng điện cho phát triển kinh tế và đời sống đã lựa chọn chủ đề năm 2023 là “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Trong đó, cùng với thực hành triệt để việc tiết giảm chi phí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên năng lượng/nhiên liệu, EVN tiếp tục ưu tiên, đồng hành cùng cơ quan quản lý Nhà nước đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Đây được kỳ vọng là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn lực này được đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí.
Đến nay các tỉnh Tây Bắc đã triển khai tiêm được hơn 254.400 liều Vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ và Quyết định 3355 của Bộ Y tế. Với việc ban hành các kế hoạch, lộ trình cụ thể, hiện nay các địa phương đều đang tập trung tổ chức tiêm Vaccine phòng COVID-19 một cách an toàn, tiết kiệm.
Theo báo cáo của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid 19 gây ra. Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao. Thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, không nên coi đây chỉ là cuộc vận động, có tính chỉ thị, khuyến nghị mà nên hoàn thiện sớm thể chế trong mọi lĩnh vực nhằm siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương trong công tác này
Đang phát
Live