Đột phá hạ tầng- mở không gian phát triển.- Tuyên bố lập kỷ lục mới trong năng lực tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp gì?
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
- Sửa Luật Đầu tư PPP, gỡ khó về cơ chế, tạo sức hút với nhà đầu tư.- Kết nối giao thông, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực phía Nam- Du lịch Khánh Hòa về đích sớm 3 tháng
- Khai thác hạ tầng cảng biển, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới- Hội chợ Du lịch quôc tế tại TP HCM, cụ thể hóa các cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam- Phỏng vấn ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Công ty cổ phần nhựa tái chế Duy Tân, thành viên Hiệp hội Tái chế Chất thải Việt Nam về các giải pháp phát triển xanh, bảo vệ môi trường.
Sau hơn 7 tháng thi công “thần tốc”, Công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) dài gần 520km đi qua địa bàn 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đã hoàn thành, đóng điện; nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động Đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc, phấn đấu hoàn thành và về đích sớm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong không khí cả nước đang thi đua sôi nổi thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Câu chuyện Thời sự sáng nay có chủ đề: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp hiện thực hoá các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển cơ sở hạ tầng”. TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Sau hơn 7 tháng thi công thần tốc, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) dài gần 520km đi qua địa bàn 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đã hoàn thành, đóng điện, nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam thời đổi mới. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc", phấn đấu hoàn thành và về đích sớm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. “Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp hiện thực hoá các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển cơ sở hạ tầng” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật 01/9/2024, với sự tham gia của các vị khách mời là TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban, Ban tuyên truyền lý luận Báo Nhân Dân.
Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang tập trung phát triển hạ tầng nông thôn. Đây là hướng đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đất võ này.
Bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu quốc gia. - Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên.
Với vị trí chiến lược, được ví như cửa ngõ khu vực; trục giao thông Bắc – Nam; đặc biệt với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ… Thanh Hoá có vai trò quan trọng, trục trung chuyển giao thương, kết nối vùng, khu vực, và quốc tế. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với Thanh Hoá mà có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước. Vậy thực tế đến nay, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Thanh Hoá đã được những kết quả cụ thể như thế nào trong phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp, tăng tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và đóng góp chung vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Diễn đàn hôm nay với chủ đề: "Thanh Hoá phát triển hạ tầng, tạo liên kết vùng, phát triển đất nước”. Chương trình do Ban Thời sự VOV1 (Đài TNVN) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện.
Đang phát
Live