Không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam bộ còn là khu vực tập trung hạ tầng và dịch vụ logistics quan trọng, đảm nhận vận chuyển phần lớn hàng hóa và hàng container của cả nước. Vùng có hệ thống cảng biển lớn như: Cát Lái, Phú Mỹ, Cái Mép- Thị Vải cùng sân bay như Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành đang được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Thế nhưng, trong hạ tầng cho logistics thì đường giao thông chưa hoàn chỉnh là trở ngại lớn nhất đối với logistics của vùng. Các doanh nghiệp cho rằng, khó khăn về hạ tầng là nguyên nhân quan trọng khiến logistics trong vùng vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chưa giảm được chi phí.
Đã có rất nhiều cơ hội, thời cơ cùng những điểm nghẽn, thách thức trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, phát triển Vùng trên cả nước nói chung được cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra tại Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức (hôm nay, 30/03/2023) nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.
Vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế để tạo đột phá về hạ tầng giao thông, đưa vùng kinh tế trọng điểm này cất cánh.- Thực hư thông tin tp Hải Phòng ghi nhận tới 1.800 ca mắc covid 19 trong ngày hôm qua và biện pháp ứng phó với dịch bệnh của thành phố trong tình hình mới.- Dự án cấp nước tưới trị giá 73 tỷ đồng ở huyện Cư M’ga, tỉnh Đắc Lắc sau hơn 1 năm quyết toán vẫn chưa thể hoạt động vì vỡ đường ống tới 13 lần.- Một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh Trung Quốc về Việt Nam. Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc xuất sang Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP có hiệu lực.- Thủ tướng Su-đăng tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia này.
- Với tỉ lệ tuyệt đối, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống còn của người dân do Việt Nam đề xuất – trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an.- Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác từ ngày 1/5.- Các chuyên gia kinh tế đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ hiện nay xấu hơn thời “Chiến tranh lạnh”.- Qua tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021, Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 vẫn rất khó để kiểm soát hiệu quả.
- Bất động sản Phan Thiết sôi động với các dự án hạ tầng giao thông lớn được khởi động trong tháng 3 này.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến đáng chú ý của thị trường nguyên liệu công nghiệp thế giới thời gian gần đây.- Những thông tin hoạt động giao dịch đáng chú ý trên thị trường chứng khoán.
- Bài 4 trong loạt bài “Nhìn lại điều hành kinh tế của Chính phủ giai đoạn 2016-2020", triển khai Nghị quyết của Đảng với nội dung: “Đầu tư phát triển hạ tầng – kinh nghiệm từ triển khai các dự án trọng điểm”. - Khắc phục tình trạng“trên nóng dưới lạnh” -TPHCM tiếp tục vươn lên. - Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về giải pháp phát triển thị trường logistics Việt Nam
Nội dung chính:* Huy động và phân bổ nguồn lực, tạo đột phá hạ tầng- bài học từ thực tiễn.* Đầu tư công nghệ- nhiệm vụ đặt ra cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) trong năm 2021.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá về hạ tầng - một trong 3 đột phá chiến lược được Đảng ta xác định từ Đại hội XI, XII, và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong hệ thống hạ tầng quan trọng, thì hạ tầng giao thông được đánh giá là “đi trước mở đường” phát triển. Thực hiện Chiến lược 10 năm 2011-2020, hạ tầng giao thông nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, với những công trình, dự án lớn có tính lan tỏa đã hoàn thành, hoặc đang được tập trung đầu tư, tạo sức bật về hạ tầng cho giai đoạn tới. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn thiếu đồng bộ, thiếu tính kết nối, giảm hiệu quả đầu tư về mặt tổng thể.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Đang phát
Live