
VOV1 - Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 100 lễ hội, trong đó có 76 lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể. Phần lớn lễ hội được tổ chức vào mùa Xuân không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy ngành du lịch - dịch vụ địa phương.
VOV1 - Cùng trò chuyện với Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình, người xây dựng bảo tàng Di sản văn hóa Mường với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.
VOV1 - Đại diện UNESCO tại Việt Nam, Jonathan Baker, và câu chuyện về ý nghĩa của văn hoá, truyền thống đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, cùng những hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam.
VOV1 - Huế từng là kinh đô xưa, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa với 8 di sản được UNESCO ghi danh. Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương -là “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước.
Thuộc Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030", chương trình trình diễn di sản ẩm thực và talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) tổ chức tại 50 Đào Duy Từ, Hà Nội đã mang đến cho công chúng thủ đô không khí ấm cúng những ngày giáp tết.
Tại vùng biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cộng đồng người Hà Nhì sinh sống chủ yếu tại các xã Sín Thầu, Chung Chải, Leng Su Sìn và Sen Thượng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn chú trọng gìn giữ, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc, tô thêm sắc màu văn hoá các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Võ cổ truyền Bình Định ra đời, phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Với người dân Bình Định, thực hành và luyện tập võ không chỉ nhằm tự vệ và rèn luyện sức khoẻ mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị, và triết lý, đạo lý sống của các cá nhân, cộng đồng. Sáng nay (5/1), tại thành phố Quy Nhơn, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định".
Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện còn lưu giữ khá nguyên vẹn di sản văn hóa Chăm. Ngoài các đền tháp, lễ hội, tín ngưỡng dân gian, nơi đây còn có 5 hiện vật thuộc di sản văn hoá Chăm được công nhận là bảo vật quốc gia. Và hiện nay, hai địa phương này đang tập trung khai thác vào phát triển du lịch.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tháng 8/2024. Sáng nay (23/11), tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý này.
Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”, được UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức từ ngày 24 đến 30-11-2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn nhằm tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, “giải mã” những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư. Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Đang phát
Live