
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc – ASEAN tại Nam Ninh, Trung Quốc.-Chiều nay, Thủ tướng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 ĐHĐ LHQ, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 17-23/9/2023..-Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề: “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” diễn ra vào ngày 19/9 này- Quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà chính thức được ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây cũng là di sản thế giới đầu tiên tại Việt Nam trải rộng trên địa bàn của hai địa phương Quảng Ninh và Hải Phòng.-Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc thông qua Tuyên bố La Habana về "Các thách thức phát triển hiện nay: Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo"-LHQ khởi động “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững”
17h40 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9 giờ Việt Nam) tại thủ đô Riyadh, Ả rập Xê út, UNESCO chính thức công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Với những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, điểm cuối trong quá trình tiến hóa karst, đại diện cho 7 hệ sinh thái liền kề và là môi trường sống của nhiều loại động vật quý hiếm, những giá trị hiếm có của Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã được công nhận, mở ra nhiều cơ hội phát triển và bảo tồn di sản đặc biệt này. Bài viết của Thanh Nga – Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc:
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam- Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương có liên quan tổng kết mô hình thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm nay- Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Đây cũng là di sản liên tỉnh thành phố đầu tiên của Việt Nam- Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất họp 4 bên về vấn đề Nagorny-Karabakh- Ít nhất 6 triệu thùng bia sẽ được tiêu thụ tại Lễ hội bia lớn nhất thế giới Oktoberfest 2023 ở nước Đức
Gỡ rối dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.- Thừa Thiên Huế - Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.- Lắng nghe câu chuyện về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lào Khăm Mặn Khum Chăm Thạ - người anh hùng mang hai dòng máu Lào - Việt.
- Australia hỗ trợ giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm ngành cá tra ở lưu vực sông Mekong - Tổ chức Di cư quốc tế tăng cường hỗ trợ Việt Nam bảo vệ người lao động di cư - Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào
Thừa Thiên Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh. Ngoài di sản vật thể, vùng đất Cố đô sở hữu kho tàng di sản văn hoá phi vật thể phong phú, độc đáo. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá, du lịch của cả nước.
Nguy cơ cao bùng phát bệnh tay chân miệng mùa tựu trường: Tăng cường phòng, chống- Điện ảnh- di sản đặc biệt cần được bảo vệ- “Thanh âm xanh” và mục tiêu trồng 1 triệu cây tre Việt
Những “tượng đài” điện ảnh kinh điển như “Chị Tư Hậu”, “Cánh đồng hoang” hay “Bao giờ cho đến tháng mười”… giờ quá khó để tìm bản đẹp. Đó là chưa kể một con số không nhỏ những thước phim đang nằm mốc trong kho bảo quản không máy lạnh. Là một di sản văn hóa, nếu không được chú trọng công tác lưu trữ, phục hồi và bảo tồn, những thước phim quý giá ấy có thể bị lãng quên. Nằm trong khuôn khổ dự án 'Mobilizing film professionals for regional cooperation in Asia' của UNESCO và chuỗi hoạt động "Di sản kể chuyện”, toạ đàm “Điện ảnh mà là di sản á?” diễn ra mới đây đã góp thêm tiếng nói về việc cần cấp bách lưu trữ, bảo tồn, phục chế phim nhựa, nhất là với di sản tư liệu đặc biệt, cần được bảo vệ khẩn cấp.
“Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế” là chủ đề Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức sáng nay (9/8) tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: “Tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô”. Trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội đang nỗ lực thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Đây cũng là nội dung bài 2 cũng là bài cuối loạt bài: “Khơi thông mạch nguồn di sản“ với nhan đề: “Để di sản mãi trường tồn”.
Đang phát
Live